Giao dịch các chỉ số
với CFD

Giao dịch các chỉ số
với CFD

Giao dịch chỉ số thông qua CFD ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng nhà giao dịch. Các chỉ số được coi là cách an toàn hơn để tham gia thị trường chứng khoán thay vì giao dịch các cổ phiếu riêng lẻ. Với CFD chỉ số, nhà giao dịch có thể phân tán rủi ro trên khắp thị trường hoặc một lĩnh vực thị trường. Cổ phiếu của một công ty kém hiệu quả sẽ được bù trừ bởi một cổ phiếu tốt hơn trong chỉ số, nhờ đó mức độ biến động cũng giảm xuống.

Các chỉ số giúp nhà giao dịch có thể tiếp cận với vô số công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể giao dịch CFD tất cả các chỉ số chính như FTSE 100, S&P 500, Dow Jones Industrial Average, ASX 200, China A50 và German DAX. Ví dụ, khi giao dịch CFD FTSE 100, bạn mở một hợp đồng giao dịch sự thay đổi về giá của chỉ số từ thời điểm mở đến thời điểm đóng vị thế.

Với CFD, bạn có thể mở vị thế với một phần trăm vốn nhất định vì bạn không cần thực sự sở hữu cổ phần hay cổ phiếu nào. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu hành trình giao dịch của mình, sau đây là một số điều bạn nên biết về chỉ số, cách CFD hoạt động và những chỉ số mà CFD cung cấp.

Chỉ số là gì?

Chỉ số là đơn vị đo lường diễn biến giá của một nhóm cổ phiếu hoặc toàn bộ cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch. Các chỉ số có thể thuộc về một ngành cụ thể hoặc từ các ngành khác nhau. Ví dụ, chỉ số S&P/ASX 200 là một chỉ số vốn hóa gia quyền và chứng khoán lưu động đối với các cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Úc. Nó bao gồm các công ty tư nhân lớn như Tập đoàn BHP và Rio Tinto.

Các công ty thành phần của sàn giao dịch này được xếp hạng tương ứng với giá trị thị trường, được tính bằng cách nhân giá thị trường với tổng số cổ phiếu giao dịch. Việc đầu tư vào chỉ số này cho phép nhà giao dịch có thể tiếp cận các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Standard & Poor của Úc.

Tương tự, chỉ số Financial Times Stock Exchange 100 (FTSE 100 hay Footsie) là chỉ số chứng khoán của 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Chỉ số này là thước đo mức độ thịnh vượng của nền kinh tế Vương quốc Anh. Tương ứng với phố Wall ở Hoa Kỳ, chúng ta có chỉ số Dow Jones.

How are Indices
Calculated?

Các chỉ số chứng khoán được tính bằng các cách khác nhau, một số chỉ số được tính bằng giá trị vốn hóa của các công ty theo trọng số, một số chỉ số khác lại dựa trên giá cổ phiếu của các công ty. Các phương pháp phổ biến để tính giá chỉ số gồm có:

  • Phương pháp vốn hóa gia quyền: Các cổ phiếu thuộc chỉ số được tính theo trọng số dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của từng công ty. S&P 500 và ASX 200 là những ví dụ hoàn hảo cho loại chỉ số này. Các công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất có ảnh hưởng đáng kể nhất tới giá trị chỉ số.

  • Phương pháp giá gia quyền: Các cổ phiếu thuộc chỉ số sẽ được tính theo trọng số dựa trên giá cổ phiếu. Như vậy, dù có giá trị vốn hóa lớn hay nhỏ, công ty có giá cổ phiếu cao hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn tới giá trị chung của chỉ số. Một ví dụ điển hình về chỉ số giá gia quyền là The Dow Jones Industrial Average hay DJIA

  • Phương pháp trọng số bằng nhau: Trọng số sẽ được chia đều cho các cổ phiếu bằng cách tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, cộng tổng lợi nhuận của toàn bộ các cổ phiếu và sau đó chia cho tổng số cổ phiếu trong chỉ số.

What Leads to Index
Price Movement?

Sự thay đổi của chỉ số chứng khoán phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

1.

Biến động trong các Thành phần của nó: Vì một chỉ số được cấu thành bởi nhiều cổ phiếu, sự thay đổi về giá của các cổ phiếu con này là lý do lớn nhất dẫn tới sự thay đổi giá trị của chỉ số

2.

Tin tức và Dữ liệu Kinh tế: Các tin tức kinh tế quan trọng như các tuyên bố của ngân hàng trung ương, báo cáo về các lĩnh vực cụ thể, báo cáo lạm phát, thất nghiệp và các thay đổi về chính sách có thể ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán và các sàn giao dịch.

3.

Tin tức Chính trị: Các chỉ số thường di chuyển tương ứng theo các quyết định của chính phủ trong lĩnh vực thương mại. Các thay đổi về quy định thương mại giữa hai quốc gia hoặc các cải cách luật pháp tại nước sở tại có thể ảnh hưởng đến diễn biến giá.

4.

Thay đổi thành phần cấu thành chỉ số: Việc thêm hoặc bớt các cổ phiếu trong chỉ số cũng có thể dẫn tới sự thay đổi về giá trị của chỉ số.

5.

Giá hàng hóa: Sự thay đổi về giá hàng hóa có thể dẫn tới sự thay đổi về giá cổ phiếu trong các lĩnh vực cụ thể và kết quả là các chỉ số mà nhóm cổ phiếu này chiếm tỷ trọng lớn cũng thay đổi theo.

6.

Thay đổi của công ty: Sự thay đổi về chủ sở hữu hoặc quản lý của một công ty có thể làm giá cổ phiếu dao động và do đó làm thay đổi chỉ số chứa cổ phiếu đó.

Tại sao nên Giao dịch
Indices CFDs?

Các nhà giao dịch và nhà kinh tế sử dụng các chỉ số để so sánh lợi nhuận của các tài sản khác nhau nhằm theo dõi nền kinh tế tổng thể hoặc sử dụng các chỉ số như một phương tiện đầu tư. Các chỉ số có thể đại diện cho toàn cầu, khu vực hoặc quốc gia.

  • Chỉ số toàn cầu bao gồm các cổ phiếu từ khắp nơi thế giới. Ví dụ, chỉ số MSCI World bao gồm các các công ty có giá trị vốn hóa lớn và trung bình từ 23 quốc gia.

  • Chỉ số khu vực bao gồm các cổ phiếu từ một khu vực nhất định. Ví dụ, chỉ số S&P Asia 50 được cấu thành bởi 50 cổ phiếu hàng đầu Châu Á.

  • Chỉ số quốc gia, như tên gọi đã chỉ ra, thể hiện diễn biến giá các cổ phiếu của một quốc gia cụ thể. DAX 30 của Đức và ASX 200 của Úc là các ví dụ về chỉ số quốc gia.

Một cách đầu cơ trên diễn biến giá chỉ số thường gặp là giao dịch chúng thông qua CFD. Khi giao dịch CFD, nhà đầu tư không cần sở hữu các tài sản thực tế và còn có thể hưởng lợi từ đòn bẩy. Các nhà môi giới uy tín cung cấp CFD tất cả các chỉ số chính, giúp nhà giao dịch tiếp cận các thị trường toàn cầu. Nếu bạn ở Úc, bạn vẫn có thể truy cập các thị trường tài chính toàn cầu thông qua CFD trên các nền tảng giao dịch hiện đại.

Các lý do chính khiến nhà giao dịch lựa chọn giao dịch CFD chỉ số gồm có:

  • Cơ hội giao dịch: Với CFD, nhà giao dịch có thể mở vị thế trong cả thị trường lên và xuống. Nếu nhà giao dịch dự đoán giá trị chỉ số tăng lên, họ có thể mở vị thế mua chỉ số thông qua CFD. Tương tự, nếu họ dự đoán chỉ số giảm xuống trong tương lai, họ có thể bán.

  • Tự bảo hiểm: Giao dịch CFD chỉ số là một cách thú vị để phòng ngừa rủi ro đối với các cổ phiếu khác nhau. Ví dụ, nếu bạn mở vị thế bán đối với một số cổ phiếu riêng lẻ, bạn có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách mở vị thế mua đối với chỉ số có chứa các cổ phiếu này. Khi đó, nếu chỉ số tăng lên, vị thế mua của chỉ số sẽ đem lại lợi nhuận để cân bằng với các khoản lỗ từ các vị thế bán cổ phiếu của bạn.

  • Tiếp cận thị trường toàn cầu: Giao dịch CFD chỉ số cho phép nhà giao dịch tiếp cận các thị trường toàn cầu mà không phải đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ. Một nhà giao dịch ở EU có thể giao dịch CFD chỉ số của Mỹ, Úc hoặc Nhật Bản.

  • Đòn bẩy: Như đã đề cập, một trong những điểm thu hút của giao dịch CFD là bạn được giao dịch các sản phẩm với đòn bẩy. Điều này cho phép nhà giao dịch mở vị thế có giá trị cao hơn rất nhiều so với số vốn thực có trong tài khoản giao dịch. Số tiền mà nhà giao dịch cần để thực hiện giao dịch gọi là ký quỹ. Lợi nhuận và thua lỗ được tính theo tổng quy mô vị thế thay vì chỉ theo số tiền ký quỹ. Điều này khiến CFD trở nên rất rủi ro vì cả lợi nhuận và thua lỗ đều được phóng đại.

Các lợi ích khi
giao dịch CFD chỉ số là gì?

Hợp đồng chênh lệch hay CFD là hợp đồng giữa hai bên nhằm giao dịch sự chênh lệch về giá của tài sản từ thời điểm hợp đồng được mở tới thời điểm nó được đóng. Một CFD chỉ số cho phép nhà đầu tư giao dịch chỉ số thông qua việc đầu cơ trên diễn biến giá của chỉ số đó trong tương lai.

Tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn: Giao dịch CFD chỉ số cho phép nhà giao dịch tiếp cận một lĩnh vực kinh tế hoặc cả một nền kinh tế tổng thể. Sự đa dạng hóa này dẫn đến rủi ro thấp hơn so với khi giao dịch các cổ phiếu riêng lẻ. Bên cạnh đó, việc theo dõi diễn biến các cổ phiếu riêng lẻ có thể rất khó khăn trong khi việc theo dõi diễn biến của một chỉ số lại dễ dàng hơn nhiều.


Không cần quyền sở hữu: Giao dịch CFD nghĩa là nhà giao dịch có thể đầu cơ theo diễn biến giá mà không cần có quyền sở hữu tài sản thực tế. Điều này làm giảm tổng chi phí giao dịch.

Ít biến động: Diễn biến giá chỉ số thường di chuyển trơn tru hơn vì một cổ phiếu riêng lẻ không thể dẫn tới sự thay đổi rõ rệt về giá trị chỉ số. Điều này đảm bảo các chỉ số sẽ có độ biến động thấp hơn so với các cổ phiếu riêng lẻ nhưng vẫn đủ để đem lại các cơ hội giao dịch.

Dễ dàng tiếp cận các thị trường: CFD chỉ số cho phép bạn dễ dàng tiếp cận các thị trường mới hơn mà không phải lo lắng về các loại phí phải trả tại các sàn giao dịch tương ứng. Vì vậy, nhà giao dịch có thể tiếp cận các nền kinh tế khác nhau trên khắp thế giới với chi phí thấp hơn so với các công cụ giao dịch khác.


Giao dịch sử dụng Đòn bẩy: Giao dịch CFD có sử dụng đòn bẩy, cho phép nhà giao dịch mở các vị thế lớn hơn khi chỉ phải đầu tư một phần nhỏ trong tổng giá trị.

Phù hợp với tất cả các nhà giao dịch: CFD chỉ số cung cấp cho tất cả các nhà giao dịch cơ hội kiếm lợi nhuận từ diễn biến giá. Các chỉ số phản ánh tình hình kinh tế tổng thể của một quốc gia hoặc một khu vực, do đó, sẽ làm giảm mức độ rủi ro cho các nhà giao dịch có ít kinh nghiệm đối với thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, nhà giao dịch có thể thể lựa chọn vị thế tùy theo tâm lý ham muốn rủi ro và mục tiêu giao dịch.

Mặc dù có rất nhiều chỉ số để giao dịch trên khắp thế giới, những chỉ số phổ biến nhất gồm có:

  • FTSE All-World Index

  • S&P 500

  • DJIA

  • Nasdaq Composite

  • US30

  • US500

  • US Tech 100

  • DAX

  • S&P/ASX 200

  • FTSE 100

  • CAC40

  • Euro Stoxx 50

  • Nikkei 225

Các loại CFD
chỉ số khác nhau là gì?

CFD tiền mặt của chỉ số là loại hợp đồng chênh lệch cho phép nhà đầu tư theo dõi diễn biến và giao dịch chỉ số. Giá của các hợp đồng này có thể khác với chỉ số thực tế vì mục đích của CFD chỉ số nhằm phản ánh tiềm năng giá trị của thị trường tại một thời điểm trong tương lai. Vì vậy, báo giá thường được lấy từ hợp đồng tương lai tương ứng và được điều chỉnh với lãi suất và cổ tức (điều chỉnh giá trị hợp lý).

Giá trị tương toán là giá trị tính toán lý thuyết của hợp đồng tương lai khi đã xét tới giá trị hiện tại của chỉ số, cổ tức được các công ty cấu thành chi trả và lãi suất hiện tại. Một số nhà môi giới tiến hành điều chỉnh cổ tức sau khi kết thúc ngày làm việc bằng cách chuyển tiền vào tài khoản nhà giao dịch hoặc tính vào phí qua đêm.

CFD được cung cấp theo hai hình thức: thông qua nhà tạo lập thị trường hoặc tiếp cận thị trường trực tiếp (DMA). Các nhà môi giới uy tín cung cấp cả hai lựa chọn này đồng thời đảm bảo tính minh bạch của loại phí hoa hồng và spread.

Tiếp cận thị
trường trực tiếp

Mô hình tiếp cận thị trường trực tiếp cho phép nhà giao dịch CFD theo dõi và thực hiện lệnh trực tiếp trên các sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu. Nhà giao dịch là một đối tượng tham gia thị trường khi họ chọn mô hình DMA. Lệnh mà nhà giao dịch đặt sẽ được chuyển thẳng tới thị trường thực tế mà không bị can thiệp bởi nhà cung cấp. Điều này đồng nghĩa lệnh sẽ được thực hiện theo thời gian thực tại giá thị trường thực.

Trong mô hình này, giá sẽ tương đồng với giá thị trường thực; điều này khiến DMA trở thành một hệ thống có tính minh bạch cao. Nhà giao dịch có thể thấy lệnh của họ được mở ngược trong thị trường thực tế, hòa chung vào nhóm lệnh mua hoặc bán rồi tham gia các giai đoạn khớp lệnh mở và đóng cửa. Lựa chọn này giúp nhà giao dịch hưởng lợi không chỉ từ CFD mà còn từ toàn bộ các lợi ích của giao dịch cổ phiếu.

Khi nhà giao dịch lựa chọn DMA, họ có thể tự đặt lệnh mua/bán hoặc chọn mức giá mua/bán có sẵn. Điều này mở ra cơ hội giao dịch với mức giá thấp hơn so với giao dịch thông qua nhà môi giới. Tốc độ và chất lượng của nền tảng bạn sử dụng sẽ quyết định tốc độ vào và thoát lệnh của bạn. Tìm hiểu thêm về giao dịch CFD DMA trước khi bạn bắt đầu.

Mô hình nhà tạo lập thị trường đối với cổ phiếu, chỉ số, forex và hàng hóa

Đây là lựa chọn thứ hai, theo đó, nhà cung cấp CFD sẽ đóng vai trò nhà tạo lập thị trường; họ nhận lệnh từ khách hàng và giao dịch CFD với nhà giao dịch đó. Nhà tạo lập thị trường có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro của các vị thế, trong đó bao gồm bù trừ các lệnh với các nhà giao dịch khác, mua cổ phiếu, quyền chọn, chứng quyền hoặc hợp đồng tương lai để duy trì vị thế trung lập của họ trên thị trường.

Một khác biệt lớn của mô hình này là báo giá chỉ xấp xỉ với thị trường thực tế. Một số điểm khác bạn cần ghi nhớ bao gồm:

  • CFD không được phòng ngừa rủi ro trực tiếp trong thị trường thực tế. Thay vào đó, nhà tạo lập thị trường sẽ quyết định phòng ngừa rủi ro của vị thế CFD tại đâu. VÌ vậy, giá sẽ thường không khớp với giá thị trường thực tế.

  • Việc thực hiện lệnh diễn ra chậm hơn vì quyết định phòng ngừa rủi ro vị thế CFD phụ thuộc vào nhà tạo lập thị trường.

  • Giá được kiểm soát bởi nhà cung cấp CFD.

  • Mặc dù giá và độ sâu thường phản ánh đúng thị trường thực tế nhưng điều này không phải lúc nào cũng được đảm bảo.

Một số nhà môi giới cung cấp cả hai lựa chọn cho các nhà giao dịch muốn đầu tư CFD chỉ số. Đối với loại hợp đồng tính phí spread, nhà cung cấp CFD đóng vai nhà tạo lập thị trường và đặt giá mua/bán cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường hiện tại. Mức chênh lệch giữa giá thị trường và giá mua vào, bán ra chính là spread. Các nhà môi giới này không thu phí hoa hồng đối với các giao dịch vì các phí dịch vụ đều đã được tính vào spread.

Các thuật ngữ thường dùng trong
giao dịch CFD chỉ số là gì?

Trước khi bạn bắt đầu giao dịch CFD chỉ số,
bạn cần nắm các thuật ngữ thường gắn liền với giao dịch CFD:

  • Giao dịch sử dụng Đòn bẩy: Quy trình này cho phép nhà giao dịch mở vị thế lớn hơn số vốn hiện có trong tài khoản giao dịch. Tỷ lệ đòn bẩy là mức đòn bẩy được nhà môi giới cung cấp và có thể lên tới 500:1

  • Ký quỹ ban đầu: Đây là số tiền tối thiểu mà nhà giao dịch cần nạp vào tài khoản trước khi mở bất kỳ vị thế nào. Ví dụ, nếu nhà giao dịch muốn mở vị thế trị giá A$250.000 và sử dụng đòn bẩy 20:1, số tiền ký quỹ ban đầu sẽ là A$12.500 hay 5% của tổng giá trị.

  • Ký quỹ tự do: Đây là số tiền khả dụng trong tài khoản giao dịch và chưa được dùng để mở các vị thế.

  • Số dư hay vốn tự do: Đây là tổng số tiền cộng với các khoản lãi và lỗ đã chốt trên tài khoản giao dịch. Số tiền này được tính trên cơ sở các vị thế đã được thanh lý.

  • Yêu cầu bổ sung ký quỹ: Khi số tiền trong tài khoản giao dịch giảm xuống dưới mức tối thiểu mà nhà môi giới yêu cầu, nhà giao dịch sẽ nhận được thông báo nạp số tiền cần thiết vào tài khoản của mình. Đây gọi là yêu cầu ký quỹ.

  • Giá mua vào và bán ra: Giá bán ra (Bid) là mức giá mà người mua chấp nhận mua tài sản trong khi giá mua vào là mức giá mà người mua chấp nhận bán tài sản. Do đó, nếu nhà giao dịch mở vị thế mua, lệnh sẽ được thực hiện tại giá bán ra, còn nếu nhà giao dịch mở vị thế bán thì lệnh sẽ được thực hiện tại giá mua vào.

  • Spread: Đây là chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra đối với một công cụ giao dịch và là chi phí giao dịch mà nhà giao dịch phải trả. Giá bán ra thường cao hơn so với giá hiện tại của công cụ trong khi giá mua vào lại thường thấp hơn so với giá hiện tại.

  • Lot: Là quy mô vị thế tối thiểu của một giao dịch.

  • Mua vào: Mở vị thế mua là việc mua CFD chỉ số với kỳ vọng rằng giá trị thị trường của tài sản sẽ tăng lên trong tương lai gần.

  • Bán ra: Mở vị thế bán là việc bán CFD chỉ số với kỳ vọng rằng giá trị thị trường sẽ đi xuống.

  • Cắt lỗ: Lệnh dừng lỗ là một công cụ quản lý rủi ro được sử dụng để bảo vệ nhà giao dịch khỏi các khoản thua lỗ lớn khi thị trường đi ngược lại với họ. Lệnh này sẽ tự động đóng vị thế đang mở khi giá chạm tới một mức nhất định mà nhà giao dịch đã cài đặt.

  • Lệnh chốt lời (Take Profit): Đây cũng là một công cụ quản lý rủi ro khác nhằm tự động đóng vị thế khi giá tài sản đã đạt tới mục tiêu lợi nhuận được cài đặt trước. Công cụ này được sử dụng để tránh sụt giảm lợi nhuận nếu có sự đảo chiều bất thường diễn ra trước khi nhà giao dịch đóng vị thế của mình.

  • Lệnh dịch chuyển mức dừng lỗ: Đây là một loại lệnh dừng lỗ nhằm dịch chuyển mức dừng lỗ tự động khi giá tài sản dao động. Ví dụ, nếu nhà giao dịch đặt lệnh dịch chuyển mức dừng lỗ đối với một vị thế là 10 pip thì vị thế sẽ vẫn được mở cho đến khi giá thị trường di chuyển 10 điểm theo hướng bất lợi. Vị thế sẽ được đóng khi giá chạm tới mức dừng lỗ đã được dịch chuyển.

  • Lệnh chờ: Lệnh này sẽ được nhà giao dịch cài đặt để mở hoặc đóng vị thế tại một mức giá mục tiêu.

Cách để bắt đầu giao dịch
CFD chỉ số

Bước đầu tiên là bạn cần mở tài khoản với một nhà môi giới đã được đăng ký tại các cơ quan quản lý như CySec, ASIC hay FCA. Các nhà môi giới được quản lý hoạt động trong khuôn khổ các quy định và hướng dẫn của pháp luật vì lợi ích của nhà giao dịch. Điều này sẽ đảm bảo bạn có một trải nghiệm giao dịch an toàn.

Một số yếu tố khác cũng cần cân nhắc trước khi bạn lựa chọn nhà môi giới bao gồm:

  • Danh sách các CFD chỉ số có thể giao dịch

  • Mức độ đòn bẩy được cung cấp

  • Spread và phí hoa hồng được tính

  • Ký quỹ tối thiểu

  • Các hình thức hỗ trợ khách hàng

  • Các nền tảng giao dịch được cung cấp. MetaTrader 4 và MetaTrader 5 là những nền tảng trực tuyến phổ biến nhất để giao dịch CFD.

  • Tốc độ thực hiện lệnh

  • Phương thức chi trả cổ tức

  • Các lựa chọn thanh toán được cung cấp

  • Bảo vệ tài khoản khỏi số dư âm

Hầu hết các nhà môi giới CFD đều cung cấp tài khoản demo cho những nhà giao dịch mới. Điều này nhằm giúp những người chơi mới hiểu cảm giác giao dịch trên nền tảng và phát triển các chiến thuật giao dịch phù hợp nhất với tình hình tài chính của họ. Tài khoản demo hoạt động tương tự như tài khoản thực với sự khác biệt duy nhất là không có rủi ro về tiền thực. Tài khoản demo cũng không có thời gian hết hạn. Khi bạn đã quen với giao dịch trên tài khoản demo, bạn có thể chuyển sang tài khoản thực. Khi chọn nhà môi giới, bạn nên tìm các công ty đã được cấp phép và quản lý. Tại Úc, tất cả các nhà môi giới uy tín đều có Giấy phép cung cấp dịch vụ tài chính Úc (AFSL). Bạn cũng cần đọc các tuyên bố về sản phẩm (PDS) và các tài liệu cảnh báo rủi ro đi kèm.

CFD chỉ số là một cách hấp dẫn để tham gia thị trường chứng khoán toàn cầu. Tính toàn cầu của forex cho phép nhà đầu tư có thể tham gia thị trường 24 giờ một ngày. Chúng cũng cho phép bạn phòng ngừa rủi ro đối với các khoản đầu tư cổ phiếu riêng lẻ hoặc để đa dạng hóa danh mục. Nhà giao dịch có thể mở vị thế mua hoặc bán, tùy theo nhận định của họ về diễn biến giá tương lai của chỉ số được chọn. Điều này giúp nhà giao dịch hưởng lợi từ cả thị trường tăng và giảm.

Bắt Đầu Giao Dịch sau một vài phút

bullet Truy cập trên 10.000 công cụ tài chính
bullet Tự động mở & đóng vị thế
bullet Lịch sự kiện tin tức & kinh tế
bullet Chỉ báo & biểu đồ kỹ thuật
bullet Bao gồm nhiều công cụ hơn

Bằng việc cung cấp email của mình, bạn đồng ý với chính sách về quyền riêng tư của FP Markets và nhận các tài liệu marketing trong tương lai từ FP Markets. Bạn có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào.




Source - cache | Page ID - 20495

Get instant Updates in Telegram