Các loại hàng hóa nào được giao dịch nhiều nhất?

Các loại hàng hóa nào được giao dịch nhiều nhất?

Hàng hóa là các sản phẩm thương mại thiết yếu như nông sản hoặc nguyên liệu thô có sẵn trong tự nhiên. Chúng có thể coi là nền tảng chính cho nền kinh tế vì được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất hầu hết các loại hàng hóa khác. Đây là lý do thị trường hàng hóa có ảnh hưởng tới các công cụ tài chính khác.

Khác biệt chính giữa giao dịch chứng khoán và giao dịch hàng hóa là trong khi chứng khoán bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài thì giá thị trường hàng hóa lại phản ánh cán cân cung - cầu của tài sản. Do đó, giao dịch hàng hóa được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro trong những giai đoạn bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế hoặc biến động tiền tệ do lạm phát.

Tùy theo tính chất vật lý, các loại hàng hóa được chia làm hai loại:

  • Hàng hóa cứng: Các loại hàng hóa này cần được khai thác để có thể sở hữu chúng

  • Hàng hóa mềm: Các loại hàng hóa này bao gồm các sản phẩm nông nghiệp

Hàng hóa có thể được phân loại sâu hơn thành bốn nhóm sau:

  • Kim loại: Vàng, bạc, platinum, đồng

  • Năng lượng: Dầu thô, khí tự nhiên, xăng, dầu tải nhiệt

  • Nông nghiệp: Lúa mì, gạo, cotton, cà phê v.v

  • Gia súc và Thịt: Trứng, Thịt lợn, Gia súc, v.v.

Các sàn giao dịch hàng hóa chính gồm có:

  • NYBOT - Hội đồng thương mại New York

  • NYMEX - Sàn giao dịch hàng hóa New York

  • CBOT - Hội đồng thương mại Chicago

  • ICE - Sàn giao dịch liên lục địa

  • CME - Sàn giao dịch hàng hóa Chicago

Ưu điểm của
giao dịch hàng hóa là gì?

Trước khi bạn giao dịch hàng hóa, điều quan trọng là cần hiểu tại sao bạn muốn đưa các tài sản này vào danh mục của mình. Sau đây là một số ưu điểm chính của giao dịch hàng hóa:

PHÒNG NGỪA LẠM PHÁT
Lạm phát là sự tăng giá của hàng hóa. Khi lạm phát tăng tốc, giá hàng hóa cũng tăng lên. Mặt khác, lạm phát cao làm giảm giá trị của đồng nội tệ. Hàng hóa được coi là công cụ để chống lại lạm phát vì giá của chúng thường đi lên cùng với lạm phát. Chỉ có một số ít nhóm tài sản hưởng lợi từ lạm phát, trong đó có hàng hóa và bất động sản. Đây chính là diễn biến thực tế nếu lạm phát bất ngờ xảy ra. Mặc dù vậy, giá hàng hóa vẫn thường có xu hướng tăng.


TÀI SẢN TRÚ ẨN AN TOÀN
Trong quá khứ, giá của các hàng hóa, đặc biệt là các kim loại quý như vàng và bạc đã trải qua thời kỳ tăng giá dài hạn. Đây là lý do các nhà đầu tư có xu hướng bổ sung các loại hàng hóa này vào danh mục của họ trong giai đoạn bất ổn kinh tế và chính trị. Bên cạnh việc mua hoặc bán các tài sản thực tế, mọi người có thể đầu tư vào các hợp đồng tương lai hàng hóa và các công cụ phức tạp hơn như CFD.

CÔNG CỤ ĐA DẠNG HÓA
Giá hàng hóa có tương quan thấp hoặc thậm chí là tương quan tiêu cực so với các nhóm tài sản khác. Điều này đặc biệt đúng đối với cổ phiếu và trái phiếu. Kể cả khi bạn cố gắng đa dạng hóa danh mục với cổ phiếu của các công ty có quy mô khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và trong các giai đoạn phát triển khác nhau thì tương quan tích cực giữa chúng vẫn tồn tại. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư kỳ cựu thường đa dạng hóa danh mục bằng cách bổ sung các loại hàng hóa vì chúng có tương quan thấp so với các nhóm tài sản truyền thống.

Tầm quan trọng của thanh
khoản trong giao dịch hàng hóa

Trước khi chúng ta đến gần hơn tới việc trả lời câu hỏi chính: những loại hàng hóa nào được giao dịch nhiều nhất, điều quan trọng là phải hiểu điều gì đã dẫn đến danh sách đó. Thanh khoản đóng vai trò chính trong việc lựa chọn các loại hàng hóa. Vậy thanh khoản có ý nghĩa gì trong giao dịch hàng hóa? Nó thể hiện khả năng nhà giao dịch có thể mua hoặc bán hàng hóa một cách dễ dàng trên các sàn giao dịch (dựa trên hợp đồng tương lai hoặc thông qua CFD).

Tính thanh khoản cao của hàng hóa nghĩa là thị trường có đủ các lệnh mua và bán để công cụ tài chính có thể được giao dịch nhanh chóng tại mức giá ổn định. Thanh khoản cao sẽ giảm thiểu tác động của lệnh mua hoặc bán đối với giá.

Khi có một số lượng lớn người mua và người bán đối với một tài sản, tính thanh khoản của tài sản sẽ cao. Điều này giúp các giao dịch trong nhóm tài sản đó diễn ra nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nói cách khách, tài sản có thanh khoản cao là tài sản có nhu cầu cao đối với cả lệnh mua và lệnh bán. Điều này đồng nghĩa bạn có thể giao dịch bất kỳ lúc nào và có thể kỳ vọng lệnh được khớp gần như tức thì. Không phải loại hàng hóa nào cũng có cùng mức độ thanh khoản. Trên thực tế, một số loại hàng hóa nhất định có thanh khoản thấp và do đó thường có biên độ giá rộng.

Thanh khoản cũng liên quan tới mức độ trượt giá. Với thanh khoản cao, khả năng trượt giá giảm đi đáng kể. Điều này nghĩa là gì? Ví dụ, một nhà giao dịch đặt lệnh mua đối với một nhóm tài sản có thanh khoản thấp tại một mức giá cụ thể. Khi đó, có khả năng sẽ không có lệnh bán tương ứng. Lệnh mua sau đó phải thực hiện ở mức giá gần nhất. Điều này nghĩa là bạn có thể mua nhóm tài sản ở mức giá cao hơn một chút so với dự tính. Việc này cũng có thể diễn ra với lệnh bán khi lệnh được thực hiện ở mức giá thấp hơn so với mức giá mà bạn đặt lệnh. Để tránh trượt giá, bạn nên giao dịch các hàng hóa có thanh khoản cao để lệnh có thể được thực hiện gần như tức thì tại mức giá bán hoặc mua mà bạn muốn.

Vậy, thanh khoản được xác định như thế nào? Để hiểu điều này, hãy bàn về khối lượng và số vị thế mở. Khối lượng là số lượng hợp đồng đang được giao dịch đồng thời. Tuy nhiên, đa số mọi người coi con số này là khối lượng giao dịch hàng ngày hoặc tổng giá trị hợp đồng (xét về giá) được giao dịch trong 24 giờ gần nhất. Số vị thế mở là tổng số vị thế mua và bán đang mở đối với một nhóm tài sản cụ thể trong một thời điểm cụ thể.

Trượt giá đối lập với khối lượng và số vị thế mở. Khối lượng lớn hơn và nhiều vị thế sẽ gia tăng tính thanh khoản và giảm mức độ trượt giá.

Những người mới giao dịch hàng hóa sẽ muốn tránh các tài sản có mức độ rủi ro lớn và bắt đầu giao dịch các công cụ có thanh khoản cao. Một chỉ báo độ thanh khoản đơn giản là dao động giá. Nếu bạn quan sát giá vàng và bạc trong quá khứ thì có thể thấy rằng rất ít khi giá trị của chúng thay đổi nhiều hơn một vài điểm phần trăm. Điều này dẫn đến câu hỏi mà chúng ta đang thắc mắc - đâu là những loại hàng hóa có thanh khoản cao được giao dịch nhiều nhất?

Những loại hàng hóa nào được
giao dịch thường xuyên nhất?

Sau đây là danh sách các loại hàng hóa được giao dịch thường xuyên nhất:

Dầu thô

Loại hàng hóa cứng này là nguồn năng lượng chính cho thế giới. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao báo chí và tin tức lại thường xuyên đưa tin về giá dầu đến vậy? Đó là bởi loại hàng hóa này có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia và tất cả các khu vực của nền kinh tế toàn cầu.

Dầu thô được dùng trong sản xuất diesel và xăng, là thành phần không thể thiếu cho lĩnh vực du lịch và lữ hành cũng như công nghiệp ô tô. Nó cũng được dùng để sản xuất hóa chất, phân bón, mỹ phẩm, dệt may, thép và hơn thế nữa.

Những lý do chính dẫn đến biến động giá dầu thô là gì?

Giống như các tài sản hoặc công cụ tài chính khác, giá dầu thô dao động theo cung và cầu của loại hàng hóa này. Các dấu hiệu tăng trưởng kinh tế hoặc sự phát triển hoạt động kinh doanh đều hỗ trợ giá dầu. Những sự gián đoạn về nguồn cung hoặc suy giảm dự trữ đều gây áp lực lên giá dầu. Cùng với đó, căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng tới các khu vực sản xuất dầu cũng khiến giá dầu giảm.

Nguồn cung dầu thô được lên kế hoạch bởi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của họ. Tổ chức này, cùng các đồng minh, được gọi là OPEC+ tập hợp các nhà sản xuất dầu chính trên thế giới.

Các thành viên OPEC: Ả Rập Xê Út (lãnh đạo trên thực tế), UAE, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Cộng hòa Congo, Venezuela, Algeria, Angola, Guinea Xích đạo và Gabon.

Các thành viên OPEC+: Ngoài các thành viên OPEC nêu trên, các quốc gia OPEC+ bao gồm Nga, Mexico, Oman, Sudan, Azerbaijan, Bahrain, Brunei, Kazakhstan và Malaysia.

Cho đến 2019, nhu cầu dầu thô vẫn đang trong xu hướng tăng với sự gia tăng dân số toàn cầu và sự gia tăng tương ứng trong hoạt động tiêu thụ năng lượng. Đại dịch COVID-19 năm 2020 và các hạn chế di chuyển cũng việc như đóng cửa kinh doanh đã dẫn đến nhu cầu dầu thô giảm mạnh. Điều này khiến thị trường dầu rơi vào tình trạng dư thừa nguồn cung khiến giá dầu sụt giảm nghiêm trọng. Các quốc gia OPEC+ đã cùng nhau kiểm soát nguồn cung để hỗ trợ giá. Họ đã nhất trí giảm sản lượng về khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày trong tháng sáu và tháng bảy.

Những loại dầu thô nào được giao dịch thường xuyên nhất?

Có hai loại dầu thô được giao dịch thường xuyên nhất - dầu thô WTI và dầu thô Brent. Dầu thô WTI (West Texas Intermediate) là loại dầu thô được coi là tiêu chuẩn cho giá dầu tại Bắc Mỹ, chủ yếu vì nguồn gốc của nó tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, dầu Brent là tiêu chuẩn giá quốc tế được dùng bởi OPEC. Đây là lý do tại sao dầu Brent có nhu cầu lớn hơn và đắt hơn so với WTI.

WTI được giao dịch trên NYMEX (Sàn giao dịch hàng hóa New York) còn Brent được giao dịch trên Sàn giao dịch liên lục địa (ICE). Dầu thô và các sản phẩm của nó cũng được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Dubai (DME) và Sàn giao dịch hàng hóa trung ương Nhật Bản (C-COM).

Kim loại quý

Các kim loại quý như vàng và bạc là nhóm tài sản hàng hóa quan trọng. Việc giao dịch kim loại quý có liên hệ mật thiết tới viễn cảnh kinh tế toàn cầu, các thị trường tài chính trên khắp thế giới và các đồng tiền chính. Nếu bạn đã từng giao dịch thị trường forex, bạn sẽ làm quen với giao dịch kim loại quý nhanh chóng vì diễn biến giá và các chiến thuật của chúng khá tương đồng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá kim loại quý bao gồm lãi suất, triển vọng kinh tế, sản lượng công nghiệp và sức mạnh của đồng Đô la Mỹ. Một vài sàn giao dịch hàng đầu trên thế giới đối với kim loại quý là:

  • Sàn giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX)

  • Sàn giao dịch hàng hóa và hợp đồng tương lai Brazil (BMF)

  • Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Dubai (DGCX)

  • Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM)

Mặc dù vàng và bạc là những kim loại quý được giao dịch thường xuyên nhất, thị trường cũng có các loại kim loại khác đang thu hút sự chú ý của các nhà giao dịch trong những năm gần đây. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về các kim loại quý phổ biến nhất.

Những gì bạn cần biết về giao dịch vàng?

Qua hàng thế kỷ, kim loại quý này đã được đặt lên hàng đầu, được coi là tài sản lưu trữ giá trị và là vật ngang giá chung được chấp nhận trên toàn cầu. Đây là lý do thị trường vàng có thanh khoản cao.

Điều nhà giao dịch cần hiểu là các lực cung và cầu thông thường của thị trường không ảnh hưởng quá nhiều đến vàng và các kim loại khác. Nguồn cung của các hàng hóa khác như dầu hoặc cà phê đều được tiêu thụ. Nhưng vàng lại không như vậy khi các sản phẩm của vàng vẫn nằm ở phần cung? Bên cạnh đó, việc gia tăng nguồn cung vàng sẽ cần nhiều thời gian - hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Vì vậy, nguồn cung vàng không thể tăng lên để đáp ứng kịp cho nhu cầu gia tăng nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa khi nhu cầu tăng, giá có thể duy trì leo thang trong một giai đoạn dài hơn.

Đối với nhà giao dịch, khả năng làm tài sản trú ẩn của vàng cao hơn đáng kể so với các hàng hóa khác. Đó là vì kim loại này có mặt trong danh mục của cả các tay chơi mới lẫn các nhà giao dịch kỳ cựu. Nó được dùng để phòng chống lạm phát cũng như các bất ổn kinh tế và địa chính trị. Vào tháng 8/2020, giá vàng đã đạt đỉnh trên $2.000 một ounce. Nguyên nhân là do mối lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với những nỗi lo về đại dịch COVID-19. Trên thực tế, trong những bất ổn chưa từng có này, nhu cầu vàng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng và đẩy giá vàng lên $3.000 một ounce.

Những gì bạn cần biết về giao dịch bạc?

Giống như vàng, bạc cũng là một kim loại quý thường dùng làm trang sức và tiền xu. Tuy nhiên, thứ làm nên giá trị của bạc là độ dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại. Vì vậy, nó được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Bạc cũng thường dùng trong sản xuất phim chụp ảnh và pin mặt trời. Trung Quốc, Mexico và Peru là những quốc gia khai thác bạc nhiều nhất. Bạc cũng là một lựa chọn trú ẩn an toàn để phòng chống lạm phát và bất ổn kinh tế. Tuy nhiên, bạc không thể sánh bằng vàng về khả năng này.

Tương quan giữa đô la mỹ và các kim loại quý là gì?

Đầu tiên, các kim loại quý thường được định giá bằng Đô la Mỹ. Điều này khiến chúng có tương quan tiêu cực với nhau. Thêm vào đó, cả Đô la Mỹ và kim loại quý đều được coi là các nhóm tài sản tương đối ổn định. Cả hai đều là những lựa chọn trú ẩn an toàn của các nhà giao dịch. Trong các giai đoạn biến động của các nhóm tài sản khác như cổ phiếu, các thời kỳ bất ổn chính trị và bất ổn kinh tế, các nhà đầu tư đều gia tăng số lượng tài sản an toàn. Họ thường chọn giữa Đô la Mỹ và vàng, điều đó khiến các công cụ này cạnh tranh vị trí tài sản an toàn với nhau. Khi nhu cầu đồng bạc xanh tăng, nó thường dẫn tới nhu cầu vàng giảm trong cộng đồng nhà đầu tư và giao dịch.

Khí Thiên nhiên

Cũng như dầu thô, loại hàng hóa này là một nguồn nhiên liệu và năng lượng quan trọng. Việc thăm dò và khai thác các nguồn khí tự nhiên mới tốn rất nhiều thời gian và chi phí đầu tư. Điều đó khiến khí tự nhiên trở thành một loại hàng hóa tương đối hiếm và có độ biến động cao. Hệ quả là chỉ một thay đổi nhỏ trong cung hoặc cầu khí tự nhiên cũng có thể dẫn tới thay đổi đáng kể về giá.

Các yếu tố chính làm thay đổi giá khí tự nhiên là gì?

Mức độ sẵn có của nhiên liệu thay thế: Rất nhiều tiền của đã được dùng để nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng tái tạo được gọi là nhiên liệu sinh học. Đây sẽ là nguồn thay thế cho khí tự nhiên.

Khả năng tồn chứa: Việc dư thừa nguồn cung so với nhu cầu dẫn tới tiêu tốn chi phí tồn chứa. Lượng tồn kho tăng sẽ tạo áp lực lên giá khí tự nhiên.

Điều kiện thời tiết: Nhiệt độ thấp hơn đồng nghĩa nhu cầu sưởi ấm văn phòng, nhà ở sẽ lớn hơn. Các tin tức về mùa đông khắc nghiệt hơn có thể đẩy giá khí tự nhiên đi lên.

Đây là loại hàng hóa phổ biến được giao dịch thường xuyên tại các sàn giao dịch sau:

  • Sàn giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX)

  • Sàn giao dịch hợp đồng tương lai ICE

Cà phê

Buổi sáng của bạn có lẽ thường bắt đầu với loại hàng hóa mềm này. Và bạn cũng không cô đơn đâu vì có hơn 2 tỷ ly cà phê được tiêu thụ mỗi ngày trên khắp thế giới. Các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu là Brazil, Indonesia, Việt Nam, Ethiopia và Colombia.

Những lý do chính nào dẫn đến biến động giá cà phê?

Thời tiết: Việc sản xuất loại hàng hóa này đặc biệt nhạy cảm với các điều kiện thời tiết vì nó đòi hỏi sự kết hợp của cả mưa và nắng. Vì vậy, dự báo thời tiết có thể ảnh hưởng đến biến động giá.

Giá dầu: Hầu hết các quốc gia trồng cà phê đều xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm này. Vì vậy, giá cà phê có thể biến động theo sự thay đổi của giá dầu.

Bất ổn địa chính trị: Các bất ổn chính trị tại các quốc gia sản xuất cà phê hoặc các quốc gia tiêu thụ chính có thể dẫn tới biến động giá.

Đô la Mỹ: Đồng bạc xanh mạnh làm giảm giá loại hàng hóa này.

Một vài sàn giao dịch cà phê thường phổ biến là:

  • Hội đồng thương mại New York (NYBOT)

  • Sàn giao dịch hàng hóa Singapore (SICOM)

  • Euronext (tại London)

  • Sàn giao dịch hàng hóa Kansai Exchange (tại Nhật Bản)

Ngô

Ngô hay còn được gọi là bắp, là một nguồn lương thực quan trọng. Nó thường được dùng để sản xuất ethanol cũng như thức ăn cho vật nuôi, si rô và tinh bột. Brazil, Mỹ, Trung Quốc và Argentina là các nhà sản xuất ngô lớn nhất.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá ngô?

Thời tiết: Điều kiện thời tiết xấu có thể dẫn đến nguồn cung ngô hạn chế và ảnh hưởng đến giá cả.

Trợ cấp của chính phủ: Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp tạo động lực cho sản xuất ngô có ảnh hưởng đến giá tại các quốc gia như Mỹ.

Nhu cầu thức ăn cho vật nuôi: Việc gia tăng hoạt động chăn nuôi dẫn đến gia tăng nhu cầu thức ăn cho gia súc và điều này sẽ đẩy giá ngô đi lên.

Đô la Mỹ: Mỹ là một trong những nhà sản xuất chính và có ngành công nghiệp sản xuất thịt phát triển.

Các nông sản như ngô thường được giao dịch tại các sàn giao dịch hàng đầu sau:

  • Sàn giao dịch hàng hóa Winnipeg (WCE)

  • Hội đồng thương mại Chicago (CBOT)

  • Sàn giao dịch ngũ cốc Tokyo (TGE)

  • Sàn giao dịch hàng hóa Kansai (tại Nhật Bản)

  • Sàn giao dịch ngũ cốc Minneapolis

Đồng

Kim loại này là một chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nó cũng bền với thời tiết và chống ăn mòn nên được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện tử. Đồng cũng được dùng để sản xuất hợp kim, đường ống, dây diện, máy móc công nghiệp và dây dẫn nhiệt trên mái nhà. Một số nhà sản xuất đồng hàng đầu là Trung Quốc, Peru, Mỹ và Chile.

Vì đây là loại hàng hóa được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, giá của đồng dao động theo các tin tức kinh tế như dữ liệu về đơn đặt hàng của nhà máy, chỉ số sản xuất PMI và ngoại thương. Những vấn đề về cơ sở hạ tầng và căng thẳng thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến giá đồng.

Đồng cùng với các kim loại có tính ứng dụng cao khác như niken và chì được giao dịch trên các sàn sau:

  • Sàn giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX)

  • Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME)

  • Sàn giao dịch hợp đồng tương lai Thượng Hải (SFE)

  • Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM)

Thép

Cứng rắn, rẻ và sẵn có, thép cực kỳ phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp như chế tạo, xây dựng và hạ tầng. Thép là hợp kim với thành phần chính là cacbon và sắt cùng với một hàm lượng nhất định các nguyên tố khác như niken, mangan, crom và vonfram.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thép là gì?

  • Với nhu cầu lớn từ các ngành công nghiệp khác nhau, giá thép có xu hướng dao động theo sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

  • Giá thép cũng phụ thuộc vào giá các nguyên liệu để tạo thành hợp kim này.

Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 2018-2019, Mỹ đã áp thuế lên thép xuất khẩu từ Trung Quốc. Những yếu tố bên ngoài này cũng có thể gây ra biến động giá thép.

Other Most
Traded Commodities

Bên cạnh các loại hàng hóa nêu trên, một số loại hàng hóa khác cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng giao dịch.
Chúng bao gồm quặng sắt, nhôm và đậu nành.

Cách để giao dịch các loại hàng
hóa phổ biến nhất

Như bạn đã biết, có một số loại hàng hóa thường xuyên được giao dịch, cách phổ biến nhất để giao dịch chúng là giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai thông qua CFD (Hợp đồng chênh lệch). Với sự tiến bộ về công nghệ và tốc độ internet, các nhà giao dịch cá nhân cũng có thể giao dịch CFD thường xuyên hơn. Một cách đơn giản để tìm hiểu về CFD là mở tài khoản demo để tập sử dụng các công cụ tài chính và nền tảng giao dịch trước khi bắt đầu đầu tư tiền thực.

Bắt Đầu Giao Dịch sau một vài phút

bullet Truy cập trên 10.000 công cụ tài chính
bullet Tự động mở & đóng vị thế
bullet Lịch sự kiện tin tức & kinh tế
bullet Chỉ báo & biểu đồ kỹ thuật
bullet Bao gồm nhiều công cụ hơn

Bằng việc cung cấp email của mình, bạn đồng ý với chính sách về quyền riêng tư của FP Markets và nhận các tài liệu marketing trong tương lai từ FP Markets. Bạn có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào.




Source - database | Page ID - 21047

Get instant Updates in Telegram