CFD trên
Tiền điện tử là gì?

CFD trên
Tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số đang xuất hiện nhanh chóng như là một trong những lớp tài sản được giao dịch nhiều nhất. Điều này phần lớn là do vai trò tiềm năng của chúng trong việc làm thay đổi bức tranh tài chính toàn cầu. Ban đầy, việc giao dịch tiền điện tử được coi là thích hợp cho những người làm trong ngành kỹ thuật có kinh nghiệm giao dịch, những người thông thạo về sự vận hành của các đồng tiền kỹ thuật số và các đặc tính kỹ thuật của chúng. Nhận thức đó đã thay đổi với việc các nhà môi giới danh tiếng hiện đã cung cấp cho nhà đầu tư cơ hội để giao dịch tiền điện tử thông qua các công cụ như Hợp đồng Chênh lệch (CFD).

Mặc dù một số nhà đầu tư thích sở hữu các đồng tiền điện tử như Bitcoin (BTC), nhưng thay vào đó nhiều người lại chọn giao dịch CFD. CFD cho phép bạn tham gia vào một hợp đồng với nhà môi giới trong một khoảng thời gian xác định thay vì mở vị thế trực tiếp trên thị trường. Khi kết thúc thời hạn của hợp đồng, chênh lệch giữa giá mở cửa và đóng cửa sẽ được trao đổi. Trước khi giao dịch CFD trên tiền điện tử, việc xem xét các đồng tiền kỹ thuật số, lý do cho sự phổ biến tăng vọt của chúng và cách mà theo đó chúng được giao dịch là rất quan trọng.

Việc Giao dịch
Tiền điện tử Khác biệt Như thế nào?

Vì tiền điện tử là tài sản kỹ thuật số sử dụng công nghệ chuỗi khối để bảo mật giao dịch, nên việc kiểm soát nguồn cung và thậm chí là việc chuyển nhượng, giao dịch chúng khác biệt so với các tài sản truyền thống khác. Biến động giá của các đồng tiền kỹ thuật số không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế và chính trị thông thường gây ra biến động trên thị trường forex và chứng khoán. Thay vào đó, tiền điện tử được thúc đẩy bởi các tin tức liên quan đến quản lý, các cộng đồng và dự án tiền điện tử.

Báo cáo về biện pháp kiểm soát có thể theo quy định hoặc việc được chấp nhận bởi các quốc gia và chính phủ khác nhau, bất đồng bên trong các cộng đồng tiền điện tử về việc nâng cấp, các cuộc tấn công trên sàn giao dịch tiền điện tử và việc giới thiệu các dự án liên quan đến tiền điện tử mới là một số động lực quan trọng cho giá trị của tiền điện tử.

Các yếu tố chính tác động tới giá của tiền điện tử là:

1. Nguồn cung: Tổng số đồng tiền và tốc độ mà theo đó chúng được phát hành.

2. Vốn hóa Thị trường: Giá trị của tất cả các đồng tiền hiện có và cách chúng được dự kiến biến động trong tương lai.

3. Hình ảnh: Hình ảnh của một đồng tiền điện tử cụ thể và mức độ phổ biến của nó trong số các tổ chức và thị trường tài chính.

4. Ứng dụng: Tính có thể ứng dụng và sự tích hợp của một đồng tiền điện tử bên trong một hạ tầng hiện có.

5. Sự kiện và Tin tức: Các sự kiện quan trọng liên quan đến việc quản lý phân khúc, vi phạm bảo mật, và việc ra mắt các dự án mới.

How Do
Tiền điện tử
Work?

Việc giao dịch tiền điện tử không chỉ đơn thuần là làm quen với thị trường tiền điện tử. Tìm hiểu về tiền kỹ thuật số - các loại, tính năng và mọi rủi ro cao có liên quan, sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ ai quan tâm đến việc giao dịch tiền điện tử.

Không giống như tiền pháp định truyền thống có thể được nhìn thấy trực tiếp, các đồng tiền điện tử như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) là phương tiện trao đổi dựa trên Internet sử dụng chức năng mật mã để tiến hành các giao dịch tài chính. Điều làm những đồng tiền này phổ biến ở mức độ cao đó là chúng phi tập trung và không bị kiểm soát bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Việc sử dụng công nghệ chuỗi khối cho phép chuyển giao an toàn những đồng tiền này giữa các bên thông qua khóa bí mật và công khai. Công nghệ khả dụng cho phép các đồng tiền điện tử phổ biến được chuyển giao và giao dịch liền mạch với phí xử lý tối thiểu.

Bitcoin, đồng tiền điện tử đầu tiên được ra mắt vào năm 2009, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây sau khi tăng giá mạnh từ 1.000 USD vào đầu năm 2017 lên trên 19.000 USD vào cuối năm đó. Theo sau việc này là sự ra mắt các hợp đồng kỳ hạn Bitcoin, bởi các sàn giao dịch uy tín như CBOE và CME, và sự chấp nhận gia tăng của các tổ chức trên toàn thế giới. So với hiệu suất trước đó của tiền pháp định, sự tăng giá nhanh chóng của Bitcoin không giống những gì mà chúng ta đã từng chứng kiến.

Hiện đã có trên 1.000 đồng tiền thay thế - đồng tiền thay thế cho Bitcoin, nhưng không phải tất cả các đồng tiền này đều mang lại những cơ hội giao dịch tốt. Hiện chỉ có một số lượng giới hạn các đồng tiền kỹ thuật số được giao dịch đủ để có thanh khoản thực sự. Các đồng tiền điện tử phổ biến nhất là:

  • Bitcoin (BTC), đồng tiền điện tử đầu tiên

  • Bitcoin Cash (BCH), phân nhánh cứng đầu tiên trong chuỗi đầu tiên của Bitcoin

  • Ethereum (ETH), một dự án tham vọng hoạt động theo một cách khác biệt

  • Litecoin (LTC), đồng tiền thay thế hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới

  • Ripple (XRP), được giới thiệu để giải quyết các vấn đề liên quan đến tốc độ của các giải pháp thanh toán quốc tế.

  • Neo (NEO), một nền tảng dựa trên chuỗi khối độc nhất hỗ trợ đồng tiền điện tử của chính nó

How to Trade in
Tiền điện tử

Bạn có thể tiếp cận Tiền điện tử theo một vài cách:

1. Mua Thực sự

Tiền kỹ thuật số có thể được mua bằng cách sử dụng đồng tiền pháp định hiện có như Đô la Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP) hoặc Đô la Australia (AUD). Một vài đồng tiền kỹ thuật số khả dụng với con số giới hạn, bao gồm Bitcoin, được giới hạn ở 21 triệu đồng tiền. Trên 18 triệu đã đi vào lưu thông với việc hiện đã có nhiều nhà môi giới forex chấp nhận Bitcoin để giao dịch tiền tệ.

Việc mua hoặc bán thực sự một đồng tiền kỹ thuật số được tạo điều kiện bởi sàn giao dịch tiền điện tử giao dịch đồng tiền cụ thể đó. Các yếu tố cần được cân nhắc trước khi chọn sàn giao dịch để giao dịch tiền kỹ thuật số bao gồm danh tiếng, bảo mật được cung cấp, phí được tính, các tùy chọn thanh toán và yêu cầu xác minh tài khoản.

2. Quỹ Đầu tư

Một phương thức đầu tư tiền điện tử khác là sử dụng Quỹ Đầu tư Bitcoin Cash hoặc Quỹ Đầu tư Ethereum. Những quỹ này đầu tư vào Phát hành Tiền Lần đầu (ICO) và các đồng tiền điện tử khác. Chúng được coi là vừa linh hoạt vừa năng động. Việc thuê các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp có nghĩa là gia tăng chi phí và lệ phí.

3. Quỹ Chỉ số Tiền điện tử

Sự phổ biến của tiền kỹ thuật số đã chứng kiến việc giới thiệu quỹ chỉ số tiền điện tử. Chúng tương tự như quỹ chỉ số trên thị trường tài chính ngoại trừ việc chúng tập trung vào các tài sản kỹ thuật số hơn là các sản phẩm tài chính như cổ phiếu và trái phiếu. Các đồng tiền điện tử được chọn được nhóm cùng nhau và được đánh giá so với vốn thị trường. Crypto-10 được ghi nhận là quỹ chỉ số đồng tiền điện tử chuẩn và thường được sử dụng để đo lường mức độ biến động và triển vọng cho các đồng tiền ảo nói chung.

4. Giao dịch CFD

Một cách dễ dàng để giao dịch tiền điện tử là thông qua nhà môi giới. Thay vì mở ví điện tử để lưu trữ các đồng tiền thực và giao dịch trên sàn giao dịch tiền điện tử, bạn có thể giao dịch với nhà môi giới uy tín và có danh tiếng cung cấp dịch vụ giao dịch tiền điện tử thông qua tài khoản giao dịch CFD. . Giao dịch CFD mang lại cho nhà giao dịch sự linh hoạt để mua vào và bán ra, vì họ sẽ đầu cơ vào biến động giá tương lai của một đồng tiền điện tử.

Quyết định mua thông qua sàn giao dịch hay giao dịch tiền điện tử thông qua nhà môi giới sẽ tùy thuộc vào việc:

1. Bạn có muốn sở hữu tiền điện tử hay không

2. Bạn có sẵn lòng trả trước toàn bộ giá trị của tiền điện tử hay không

3. Bạn có tài khoản giao dịch hay không

4. Bạn đã sẵn sàng để trả phí bổ sung cho việc nạp tiền và rút tiền hay chưa

5. Bạn có ví kỹ thuật số hay không

6. Bạn có không muốn sử dụng đòn bẩy hay không.

Giống như tất cả các hình thức giao dịch, giao dịch tiền điện tử đòi hỏi kiến thức về thị trường và việc sử dụng các chiến lược giao dịch đã được kiểm nghiệm. Việc hiểu biết đầy đủ sẽ cho phép đánh giá tốt hơn các rủi ro tiềm năng có liên quan.

What are
Cryptocurrency CFDs?

CFD hay Hợp đồng Chênh lệch là cách hấp dẫn để giao dịch bất kỳ lớp tài sản nào vì nó không bao gồm việc mua thực tế tài sản có liên quan. Nó cho phép bạn đầu cơ vào giá trị tương lai của tài sản cơ sở, mà không cần thực sự sở hữu nó. CFD trên tiền điện tử cho phép nhà giao dịch dự đoán thay đổi về giá trị trong tương lai của một đồng tiền điện tử cụ thể. Nhà giao dịch có thể mở hợp đồng trên hiệu suất của một đồng tiền điện tử so với các đồng tiền pháp định, chẳng hạn như Đô la Mỹ, Đô la Australia, hoặc đồng tiền điện tử khác, chẳng hạn như Bitcoin so với Ethereum.

Một số thuật ngữ thông dụng được sử dụng trong giao dịch CFD trên tiền điện tử là:

  • Giá bán: Là mức giá mà tại đó một người có thể mua vào CFD.

  • Giá mua: Là mức giá mà tại đó một người có thể bán ra CFD.

  • Chênh lệch: Đây là chênh lệch giữa giá bán và giá mua cho tài sản cơ sở của một CFD. Chênh lệch là chi phí giao dịch tính cho nhà giao dịch và được khấu trừ vào tổng lợi nhuận được tạo ra hay được thêm vào tổng thua lỗ mà nhà giao dịch phải chịu. Do đó, chênh lệch càng nhỏ, chi phí giao dịch cho nhà giao dịch càng thấp.

  • Ký quỹ: Đây là số tiền cần được nạp để mở vị thế CFD.

  • Đòn bẩy: Đòn bẩy cho phép nhà giao dịch giao dịch CFD trên tiền điện tử ở giá trị vượt ngoài số vốn trong tài khoản giao dịch của họ. Đòn bẩy cho phép nhà giao dịch giao dịch nhiều hơn bằng việc chỉ cần nạp một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong tổng giá trị của giao dịch. Công cụ này cho phép nhà giao dịch có được lợi nhuận lớn hơn nếu giá biến động có lợi cho họ, nhưng cũng khiến họ phải chịu thua lỗ lớn hơn trong trường hợp giá biến động bất lợi.

  • Mua vào: Khi nhà giao dịch mở vị thế mua đối với CFD, với dự đoán rằng giá của tài sản cơ sở sẽ tăng lên, nó được gọi là mua vào.

  • Bán ra: Khi nhà giao dịch mở vị thế bán, với dự đoán rằng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm xuống, nó được gọi là bán ra.

  • Cắt lỗ: Lệnh này cho phép nhà giao dịch ấn định mức giá định trước mà tại đó vị thế CFD của họ sẽ được đóng. Công cụ này giúp giảm thiểu thua lỗ nếu thị trường biến động ngược lại với chiều hướng mà họ đã dự đoán.

  • Lệnh chốt lời (Take Profit): Lệnh này ấn định mức giá mà tại đó vị thế của nhà giao dịch được đóng để cho phép khóa chặt lợi nhuận trước khi thị trường biến động ngược lại với mức giá đã dự đoán.

Những Lợi ích của việc
Giao dịch CFD trên Tiền điện tử là gì?

Những người giao dịch CFD trao đổi chênh lệch về giá của một đồng tiền điện tử hay bất kỳ tài sản nào khác giữa vị thế mở và vị thế đóng của nó. Chẳng hạn, nếu nhà giao dịch mở vị thế mua và giá trị của đồng tiền điện tử có liên quan gia tăng, họ sẽ chắc chắn có được lợi nhuận. Ngược lại, nếu giá trị giảm xuống, họ sẽ phải chịu thua lỗ. Tương tự, nếu nhà giao dịch cho rằng giá trị của một đồng tiền điện tử như Bitcoin sẽ giảm trong tương lai, họ có thể tham gia vào vị thế bán. Việc dự đoán chính xác sẽ tạo ra lợi nhuận trong khi việc đồng tiền điện tử tăng giá sẽ dẫn đến thua lỗ.

Giao dịch CFD rất phổ biến vì một vài lý do:

Không cần Ví Kỹ thuật số: Giao dịch CFD trên tiền điện tử không yêu cầu bạn phải có ví kỹ thuật số hay đăng ký với một sàn giao dịch. Ngoài ra, nhà giao dịch không cần lo lắng về việc thực sự nắm giữ đồng tiền kỹ thuật số và giữ nó an toàn.


Mối đe dọa Thấp về An toàn: CFD có xu hướng an toàn hơn việc mua thực tế các đồng tiền điện tử từ sàn giao dịch. Việc tiến hành các giao dịch thông qua một nhà môi giới vững chắc và được đăng ký, cung cấp sự bảo vệ tốt chống lại mất tiền hoặc hành vi gian lận như tấn công bảo mật.


Sự biến động và Mức độ biến động Nhanh: Tiền điện tử được coi là thị trường biến động và không ai có thể phủ nhận là sự biến động của nó, nhưng mức độ biến động nhanh về giá là một phần trong sức hút của nó. Giao dịch CFD trên tiền điện tử phải được dựa trên một chiến lược quản lý rủi ro phù hợp đã được phát triển sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng.


Giao dịch Liên tục: Giao dịch tiền điện tử không có giờ giao dịch. Việc không có cơ quan quản lý tập trung nào có nghĩa là có thể giao dịch tiền điện tử suốt ngày đêm. Những giao dịch này thường diễn ra trực tiếp giữa các cá nhân trên sàn giao dịch tiền điện tử trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các điều chỉnh đối với cập nhật cơ sở hạ tầng hoặc đợt phân nhánh có thể dẫn đến các khoảng thời gian chết. Nhà giao dịch thậm chí có thể giao dịch tiền điện tử với các đồng tiền pháp định như Đô la Mỹ.


Đầu cơ vào Biến động Giá: Giao dịch CFD trên tiền điện tử cho phép nhà giao dịch mua vào hay bán ra, tùy thuộc vào vốn hiểu biết của họ hay dự đoán về biến động giá trong tương lai.

Sử dụng đòn bẩy: Các giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy và cho phép nhà giao dịch mở một vị thế sử dụng ký quỹ. Điều này có nghĩa là nhà giao dịch có thể tiếp cận thị trường tiền điện tử với mức độ lớn trong khi chỉ phải trả hoặc nạp một phần nhỏ trong tổng giá trị của giao dịch. Việc giao dịch sử dụng ký quỹ này cho phép nhà giao dịch tạo ra lợi nhuận lớn hơn từ số tiền đầu tư tương đối nhỏ, nhưng cũng có thể tạo ra thua lỗ lớn hơn. Vì vậy, nhà giao dịch cần thận trọng và đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt, lưu tâm đến khả năng chấp nhận rủi ro của mình.


Sử dụng các Nền tảng Tiên tiến: CFD trên Tiền điện tử có thể được giao dịch dễ dàng qua các nền tảng giao dịch tiên tiến, như MetaTrader 4 và 5 có giao diện có thể tùy chỉnh. Các nền tảng không chỉ giúp cho việc giao dịch trở nên đơn giản, mà cùng cung cấp một vài công cụ kỹ thuật nhằm đảm bảo trải nghiệm suôn sẻ.

Các Bước Liên quan đến
Giao dịch Tiền điện tử là gì?

Sự rõ ràng về hoạt động của thị trường tiền điện tử, các yếu tố tác động tới biến động giá, các tùy chọn giao dịch khả dụng đều cần thiết cho bất kỳ ai muốn giao dịch tiền kỹ thuật số. Việc này nên được theo sau bởi quyết định về phương thức giao dịch: cho dù là thông qua mua trực tiếp tiền điện tử hay giao dịch thông qua quỹ tiền điện tử hoặc CFD. Nếu bạn quyết định giao dịch thông qua CFD, bạn cần tìm kiếm nhà môi giới uy tín cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng và tài nguyên học tập xuất sắc, cũng như tài khoản Demo nhằm giúp bạn làm quen với các sắc thái của CFD trên tiền điện tử.

Đây là các bước liên quan đến giao dịch tiền kỹ thuật số:

Bước 1:
Finding a Good
Nhà môi giới

Đây là bước cần thiết và quan trọng nhất cho hành trình giao dịch CFD trên tiền điện tử của bạn. Một nhà môi giới uy tín và được quản lý nên được lựa chọn nhằm đảm bảo an toàn cho tiền của bạn và tuân thủ các quy định có liên quan. Một số yếu tố cần được xem xét trong khi chọn một nhà môi giới tốt cho CFD trên tiền điện tử là:

  • Chọn Thực thể Được quản lý: Các nhà giao dịch nên tìm kiếm các nhà môi giới được quản lý và đọc bất kỳ tuyên bố tiết lộ sản phẩm (PDS) nào trước khi mở và giao dịch với tài khoản Live. Tại Australia, các nhà môi giới được yêu cầu có Giấy phép Dịch vụ Tài chính Australia (AFSL) trong khi tại Anh, các dịch vụ tài chính được quản lý bởi Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA).

  • Kiểm tra Danh tiếng:Hồ sơ và danh tiếng của nhà môi giới phải được xem xét. Kiểm tra xem họ có đảm bảo tách biệt tiền của khách hàng và giữ chúng tách biệt khỏi tiền vốn của chính nhà môi giới hay không. Chọn nhà môi giới đảm bảo kiểm tra tài khoản tài chính thông qua các công ty kiểm toán bên ngoài ngoài việc cung cấp các sao kê tài khoản thường xuyên cho khách hàng.

  • Đòn bẩy: Đòn bẩy là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi giao dịch CFD. Việc đó không đơn giản như việc chọn nhà môi giới cung cấp giao dịch có đòn bẩy cao. Chọn nhà môi giới cung cấp mức đòn bẩy mà bạn cảm thấy thoải mái.

  • Kiểm tra các Tùy chọn Giao dịch và các Đồng tiền điện tử Được cung cấp: Việc đảm bảo rằng các tùy chọn giao dịch được cung cấp bởi nhà môi giới bao gồm các đồng tiền điện tử mà bạn muốn giao dịch là điều bắt buộc.

  • Nền tảng Giao dịch:Chọn nhà giao dịch cung cấp nền tảng giao dịch đơn giản nhưng hiệu quả, chẳng hạn như MetaTrader 4 hoặc MetaTrader 5. Những nền tảng rất dễ sử dụng này đi kèm các công cụ và tài nguyên tích hợp giúp cho toàn bộ quy trình giao dịch tiền điện tử trở nên dễ dàng và suôn sẻ.

  • Chênh lệch: Chênh lệch và hoa hồng do một nhà môi giới tính xác định chi phí giao dịch và cần được cân nhắc trước khi bạn mở tài khoản.

  • Chất lượng Dịch vụ:Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng rất quan trọng đối với nhà giao dịch còn mới mẻ với giao dịch CFD và đôi khi có thể cần sự trợ giúp. Vì vậy, hãy chọn nhà môi giới nổi tiếng về dịch vụ hỗ trợ khách hàng xuất sắc của họ.

  • Thanh toán Dễ dàng: Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy kiểm tra các tùy chọn thanh toán mà các nhà môi giới cung cấp nhằm đảm bảo rằng bạn có thể nạp tiền vào hoặc rút tiền khỏi tài khoản của mình một cách kịp thời.

Bước 2:
Mở Tài Khoản

Sau khi bạn đã hoàn tất việc chọn nhà môi giới cho giao dịch CFD, bạn cần mở tài khoản giao dịch. Các nhà giao dịch danh tiếng nhất cho phép sử dụng tài khoản Demo trước tiên để bạn có thể làm quen với nền tảng, công cụ và nhịp độ giao dịch. Sau đó, tài khoản này có thể được nâng cấp lên tài khoản Live có thể nạp tiền.

Bước 3:
Building a
Trading Plan

Vì bạn đã chọn các công cụ giao dịch của mình, bạn cần nghiên cứu đôi chút để hoàn tất việc chọn kế hoạch giao dịch. Vì việc giao dịch tiền điện tử rất biến động, nên bạn cần phát triển một kế hoạch giao dịch sau khi cân nhắc mọi rủi ro liên quan. Liệt kê ra các mục tiêu, xác định khả năng chấp nhận rủi ro của bạn sau đó vạch ra một chiến lược giao dịch bao gồm các biện pháp như mức cắt lỗ và chốt lãi. Bạn có thể sử dụng các tài nguyên mà nhà môi giới của mình cung cấp hoặc các tùy chọn tích hợp trong nền tảng giao dịch để đưa ra quyết định sáng suốt.

Bước 4:
Bắt Đầu Giao Dịch

Vì bạn đã có một chiến lược sẵn sàng, bạn cần hành động và tham gia vào vị thế dài hạn / mua vào, hoặc vị thế ngắn hạn / bán ra, tùy thuộc vào kỳ vọng của bạn về chiều hướng biến động của giá trong tương lai. Cho dù bạn đã quyết định giao dịch Bitcoin, Ripple hay Ethereum, bạn cần phải:

  • Kiểm tra giá bán và giá mua

  • Xác định quy mô vị thế giao dịch, lưu tâm đến mức đòn bẩy được cung cấp, chênh lệch được tính và khẩu vị rủi ro của chính bạn

  • Sử dụng các công cụ như cắt lỗ và lệnh giới hạn và áp dụng chúng vào chiến lược quản lý rủi ro của bạn

  • Sau khi bạn đã tham gia một vị thế, hãy theo dõi lợi nhuận hoặc thua lỗ trong phần các vị thế mở của nền tảng giao dịch

  • Đóng vị thế sau khi bạn đạt được mục tiêu.

Làm thế nào để Quản lý Rủi ro
Liên quan đến việc
Giao dịch CFD trên Tiền điện tử là gì?

Tính chất biến động cao của tiền điện tử khiến cho việc giao dịch trở nên vô cùng rủi ro. Tuy nhiên, một chiến lược được lập kế hoạch tốt và việc giám sát thường xuyên có thể giúp nhà giao dịch quản lý rủi ro có liên quan. Việc giảm thiểu và quản lý rủi ro và chốt lãi có thể thực hiện được bằng cách đặt mức cắt lỗ hoặc giới hạn tự động, ngoài việc xác định mức mà tại đó bạn muốn đóng giao dịch.

Ngoài việc này, nhà giao dịch nên:

  • Luôn luôn duy trì đủ ký quỹ trong tài khoản giao dịch để tránh việc đóng bất ngờ các vị thế của bạn do không có đủ tiền.

  • Đặt thông báo giá để luôn nắm bắt được mức giá tăng hoặc giảm lớn hơn kỳ vọng của tiền điện tử.

  • Liên tục theo dõi tài khoản của bạn và biến động giá để nhanh chóng đưa ra hành động.

  • Luôn luôn sử dụng đòn bẩy, lưu tâm đến khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.

Vì vậy, kiến thức tốt về hoạt động của tiền điện tử, các yếu tố tác động tới chúng, và một chiến lược giao dịch tốt với các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp có thể giúp nhà giao dịch trải nghiệm một hành trình giao dịch tiền điện tử thỏa mãn.

Bắt Đầu Giao Dịch sau một vài phút

bullet Truy cập trên 10.000 công cụ tài chính
bullet Tự động mở & đóng vị thế
bullet Lịch sự kiện tin tức & kinh tế
bullet Chỉ báo & biểu đồ kỹ thuật
bullet Bao gồm nhiều công cụ hơn

Bằng việc cung cấp email của mình, bạn đồng ý với chính sách về quyền riêng tư của FP Markets và nhận các tài liệu marketing trong tương lai từ FP Markets. Bạn có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào.




Source - database | Page ID - 20492

Get instant Updates in Telegram