Các rủi ro tiềm
ẩn trong giao dịch CFD

Các rủi ro tiềm
ẩn trong giao dịch CFD

CFD (hoặc hợp đồng chênh lệch) là một công cụ tài chính chuyên biệt và cực kỳ phổ biến. Chúng cho phép bạn giao dịch diễn biến giá của các tài sản tài chính mà không cần thực sự sở hữu các tài sản này. Các sản phẩm tài chính phổ biến nhất được giao dịch bao gồm các cặp tiền, kim loại, hàng hóa, chỉ số, cổ phiếu và tiền điện tử.

Giao dịch CFD bao gồm nhiều bên khác nhau. Nhà đầu tư (nhà giao dịch) là người có nhu cầu mua CFD và bên đối tác sẽ cung cấp tài sản trong giao dịch. Tùy thuộc vào nơi công cụ tài chính được giao dịch, một bên trung gian (nhà môi giới CFD, ngân hàng đầu tư hoặc công ty đặt cược spread) sẽ tham gia giao dịch. Hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai bên liên quan nhằm trao đổi mức chênh lệch về giá trị của tài sản từ thời điểm hợp đồng được mở tới thời điểm nó được đóng.

Sự phổ biến rộng rãi của dịch vụ giao dịch CFD đến từ vô số ưu điểm mà công cụ này đem lại. Tuy nhiên, giao dịch CFD luôn đi kèm với rủi ro nhất định. Cũng như bất kỳ hình thức giao dịch nào khác, điều quan trọng là bạn cần hiểu về rủi ro và đưa ra các quyết định hợp lý. Trước khi xét tới các lợi ích và rủi ro của giao dịch CFD, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách công cụ tài chính này hoạt động.

Giao dịch CFD
diễn ra như thế nào?

Khi giao dịch CFD, bạn không mua, sở hữu hoặc bán tài sản tài chính. Thay vào đó, bạn mở một hợp đồng tùy theo cách bạn dự đoán giá của tài sản tài chính tăng hay giảm. Ví dụ, nếu giá vàng là $2.000 một ounce và bạn dự đoán giá đi lên thì bạn có thể mở vị thế mua. Nếu thị trường diễn ra theo ý bạn và giá vàng tăng lên $2.010 thì bạn sẽ thu về được $10.

Trong môi trường giao dịch truyền thống, nhà đầu tư sẽ phải mua một ounce vàng, chờ cho giá tăng lên và sau đó bán vàng để thu về lợi nhuận. Đây chính là sự khác biệt rõ rệt giữa giao dịch truyền thống và CFD. Với giao dịch CFD, bạn không cần mua ounce vàng để kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá của nó. Thay vào đó, bạn chỉ cần mở một hợp đồng liên quan đến giá tương lai của vàng. Khi thời hạn hợp đồng kết thúc, chỉ có chênh lệch giữa giá ban đầu và giá hiện tại được giao dịch giữa hai bên. Trong ví dụ của chúng tôi, $10 sẽ được chuyển về tài khoản giao dịch của bạn.

Ngược lại, nếu thị trường di chuyển ngược lại và giá vàng giảm xuống còn $1990 một ounce, $10 sẽ bị thu từ tài khoản giao dịch của bạn. Nói cách khác, bạn gần như “sở hữu” một ounce vàng mà không cần đầu tư khoản tiền $2.000. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản và vẫn còn một số thứ khác bạn cần nhớ về giao dịch CFD. Chúng tôi sẽ trình bày các vấn đề này và giải thích các ưu điểm cũng như rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch CFD.

Các ưu điểm của
giao dịch CFD là gì?

CFD lần đầu xuất hiện tại Luân Đôn vào đầu những năm 1990. Chúng vốn là một loại hợp đồng hoán đổi cổ phiếu được giao dịch bằng ký quỹ. Bước sang thiên niên kỷ mới, giao dịch CFD phổ biến rộng trên khắp các thị trường toàn cầu và khắp các nhóm tài sản. Qua từng năm, chúng đã thu hút sự quan tâm rộng rãi với số lượng nhà cung cấp CFD ngày càng tăng.

Sau đây là một vài khái niệm cơ bản của giao dịch CFD. Giá của chúng được tính theo khoảng dịch chuyển giá tài sản giữa thời điểm vào và thoát lệnh. CFD chỉ tính tới thay đổi về giá mà không quan tâm đến giá trị của tài sản. Ký quỹ ban đầu được tính bằng cách nhân mức chênh lệch giữa giá vào và thoát lệnh với số lượng công cụ tài chính được mua.

Chúng ta lại lấy ví dụ về vàng, nếu bạn dự đoán giá giảm, bạn có thể mở một CFD để bán. Nếu thị trường di chuyển theo ý bạn và giá giảm về $1.990 một ounce khi hợp đồng kết thúc, bạn sẽ kiếm được $10 lợi nhuận mặc dù thị trường đang giảm. Nếu bạn mua một hợp đồng có khối lượng 10 ounce thì lợi nhuận thu về sẽ là $100. Trong những tháng đầu tiên khi COVID-19 mới bùng phát, chúng ta đã chứng kiến tình hình tài chính vô cùng bất thường khi giá các công cụ tài chính như chỉ số và dầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sự bất ổn của các thị trường chứng khoán toàn cầu gia tăng rủi ro và mức độ biến động. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, biến động đồng nghĩa với rủi ro cao do nguy cơ thua lỗ gia tăng. Tuy nhiên điều này lại không đúng với các nhà giao dịch kỳ cựu khi họ có thể giao dịch CFD với chiến thuật cụ thể và các lệnh dừng lỗ hợp lý.

Nhờ các nhà môi giới CFD và các nền tảng giao dịch chuyên biệt, nhà đầu tư có thể tiếp cận hàng ngàn công cụ tài chính trên khắp các thị trường toàn cầu. Một trong những điểm hấp dẫn của giao dịch CFD thông qua nhà môi giới là chúng cung cấp các sản phẩm có đòn bẩy cao. Điều này cho phép nhà giao dịch gia tăng sức mua đối với công cụ tài chính mà không cần tăng vốn đầu tư. Thật đáng kinh ngạc phải không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thêm về điều này.

Những ưu điểm và rủi ro tiềm tàng khi
giao dịch CFD với đòn bẩy là gì?

Với đòn bẩy, bạn có thể mở một vị thế lớn chỉ với một phần nhỏ trong tổng giá trị của giao dịch. Một số nhà môi giới cung cấp đòn bẩy lên tới 30:1. Vậy đòn bẩy là gì? Nói một cách đơn giản, đây giống như một khoản tiền mà nhà môi giới cho bạn vay. Ví dụ, bạn dự đoán cặp tiền EUR/USD tăng 100 pip từ 1,1898 lên 1,1998. Bạn có $1.000 và nhà môi giới CFD của bạn cung cấp đòn bẩy tài khoản là 10:1. Điều này nghĩa là bạn sẽ có sức mua $10.000 cho giao dịch này mặc dù số dư đầu tư ban đầu chỉ là $1.000. Nếu thị trường di chuyển như bạn dự đoán và cặp tiền tăng thêm 100 pip, lợi nhuận của bạn sẽ là $100.

Nếu không có đòn bẩy, bạn sẽ phải đầu tư $10.000 để có $100 lợi nhuận trong tình huống như trên. Điều này tương đương với tỷ lệ lợi nhuận trên số tiền đầu tư là 1%. Tuy nhiên, vì bạn sử dụng đòn bẩy 10:1 mà nhà môi giới cung cấp, bạn có thể kiếm được $100 lợi nhuận chỉ với $1.000 đầu tư. Điều này tương đương với tỷ lệ lợi nhuận trên số tiền đầu tư là 10%!

Tại các khu vực như Anh và Úc, một số nhà môi giới CFD cung cấp đòn bẩy 30:1. Nếu áp dụng cho tình huống như trên, bạn có thể đầu tư $1.000 để nhận được sức mua lên tới $500.000. Và nếu thị trường vẫn diễn ra như bạn dự kiến và cặp tiền tăng thêm 100 pip, lợi nhuận của bạn sẽ là $5.000 và tỷ lệ lợi nhuận trên đầu tư sẽ là 500%. Quả là một cơ hội tuyệt vời! Tuy nhiên, đòn bẩy cũng làm gia tăng rủi ro. Vì sức mua của bạn tăng lên đáng kể với đòn bẩy, các khoản lỗ tiềm tàng cũng sẽ bị phóng đại nếu thị trường diễn biến tiêu cực. Điều này nghĩa là bạn có thể thua lỗ nhiều hơn những gì mình đầu tư. Vì vậy, bạn nên đọc các tuyên bố về sản phẩm (PDS) trước khi sử dụng hệ thống giao dịch như vậy.

Cách để giảm thiểu rủi ro đi kèm
với đòn bẩy khi giao dịch CFD

Quản lý rủi ro là yếu tố phân biệt một nhà giao dịch thành công trong lâu dài và phần còn lại. Sau đây là một số vấn đề bạn cần cân nhắc:

Việc tăng cường kiến thức về giao dịch CFD sẽ có ích nhưng vẫn không gì có thể thay thế được kinh nghiệm giao dịch thực tế. Trước khi bạn bắt đầu giao dịch CFD, hãy cân nhắc mở một tài khoản demo cho phép bạn sử dụng nền tảng giao dịch với tiền mô phỏng. Bạn hãy làm quen với giao dịch và quan sát các thị trường tài chính cùng với rủi ro của chúng trước khi tiến tới mở tài khoản thực.

Một cách khác để hạn chế rủi ro là đặt các lệnh dừng lỗ cho từng giao dịch. Điều này sẽ đảm bảo lệnh của bạn được đóng nếu thị trường bất ngờ di chuyển theo hướng ngược lại với bạn dự kiến. Việc đặt các lệnh dừng lỗ sẽ giúp bạn khống chế các khoản lỗ tiềm tàng nếu thị trường chống lại bạn.

Các rủi ro tiềm tàng khác trong
giao dịch CFD

Bên cạnh đòn bẩy, giao dịch CFD cũng tồn tại một số loại rủi ro khác mà bạn nên cân nhắc.

RỦI RO TỪ CÁC CHI PHÍ KÈM THEO

Đây vốn không phải rủi ro nhưng các nhà giao dịch thường có xu hướng bỏ qua ảnh hưởng của chúng khi tính toán giá trị giao dịch. Một số phí liên quan đến việc thực hiện giao dịch bao gồm phí hoa hồng, spread, phí duy trì, phí nền tảng và các loại phí khác.

Một số chi phí thường đi kèm giao dịch CFD bao gồm:

Spread

Đây là chênh lệch giữa giá mua (giá ask) và giá bán (giá bid) của một công cụ tài chính tại một thời điểm cụ thể. Giá mua của tài sản thường cao hơn so với giá bán. Ví dụ, spread của tài sản là $30,50~$30,90. Nếu bạn quyết định mở vị thế mua, bạn mua tài sản với giá $30,90. Nếu bạn bán nó ngay lập tức, bạn sẽ lỗ 40 cent. Tới khi giá bán chạm $30,90, bạn mới hòa vốn mặc dù giá bán đã tăng. Chỉ khi giá bán vượt quá $30,90 thì bạn mới bắt đầu có lợi nhuận.

Phí Hoa hồng

Một số nhà môi giới thu phí này khi bạn mở vị thế và khi bạn thoát giao dịch.

Phí duy trì

Nếu bạn có các vị thế mở trong tài khoản vào cuối ngày giao dịch, chúng sẽ bị tính các phí duy trì. Các phí này còn được gọi là phí hoán đổi hay phí qua đêm. Phí này phụ thuộc vào số lượng vị thế mở trong tài khoản của bạn và bạn giữ chúng trong bao nhiêu lâu.

CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO VỀ CHI PHÍ KHI GIAO DỊCH CFD

Nhằm tối đa hóa lợi nhuận, bạn nên chọn một nhà môi giới forex tính spread thật thấp và thu các chi phí khác ở mức tối thiểu.

RỦI RO TỪ THỊ TRƯỜNG BIẾN ĐỘNG

Các thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Một số nhóm tài sản thường biến động cao hơn các nhóm khác. Độ biến động không phải lúc nào cũng xấu vì nó tạo ra nhiều cơ hội giao dịch hấp dẫn hơn so với một thị trường đi ngang. Tuy nhiên, sự tăng hoặc giảm giá bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của bạn.

CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TỪ THỊ TRƯỜNG BIẾN ĐỘNG TRONG GIAO DỊCH CFD

Đa dạng hóa danh mục

Đa dạng hóa danh mục là cách hiệu quả nhất để hạn chế ảnh hưởng của độ biến động. Điều này nghĩa là bạn bổ sung nhiều nhóm tài sản khác nhau vào danh mục của mình để phòng ngừa các diễn biến có thể xảy ra của thị trường.

Kiến thức

Các nhà giao dịch kỳ cựu hưởng lợi từ việc hiểu các điều kiện thị trường hoặc các tin tức làm gia tăng độ biến động. Ví dụ, việc Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo NFP (bảng lương phi nông nghiệp) vào thứ sáu đầu tiên của mỗi tháng thường tạo ra biến động giá mạnh mẽ. Các thị trường forex toàn cầu thường có mức biến động cao hơn trước hoặc sau vài giờ so với thời điểm báo cáo được công bố. Các nhà giao dịch mới có thể chọn đóng vị thế vào thời điểm này và chờ cho thị trường lắng xuống trước khi quay lại giao dịch.

Lệnh dừng lỗ

Lệnh dừng lỗ Đặt lệnh dừng lỗ cho mỗi giao dịch để đảm bảo khống chế các khoản lỗ tiềm tàng. Việc này được khuyến nghị cho các nhà giao dịch thuộc mọi cấp độ và đây cũng là điểm mấu chốt của mọi chiến thuật giao dịch.

RỦI RO TỪ VIỆC BỊ ĐÓNG VỊ THẾ

Nếu tài khoản của bạn không đủ tiền để đáp ứng mức ký quỹ cần thiết, nhà môi giới CFD hoặc nền tảng giao dịch bạn sử dụng có thể đóng một số hoặc toàn bộ vị thế đang mở của bạn. Khi tính toán số vốn trong tài khoản của bạn, bên cạnh mức ký quỹ cần thiết, nhà môi giới sẽ tính toàn bộ các chi phí phải trả. Khi giữ nhiều vị thế mở trong vài ngày, bạn có thể bị thiếu hụt vốn trong tài khoản nếu diễn biến giá chống lại bạn.

CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TỪ VIỆC BỊ ĐÓNG VỊ THẾ

Bạn cần theo dõi các giao dịch đang mở và số dư tài khoản của mình.Bạn có thể bổ sung vốn đầu tư nếu nghi ngờ rằng mình không thể đáp ứng tổng giá trị của tất cả các vị thế đang mở. Các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm nên tránh mở quá nhiều vị thế cùng lúc vì sự thay đổi nhanh chóng về giá có thể dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng.

RỦI RO TỪ THANH KHOẢN THẤP

Tài sản luôn có khả năng rơi vào tình trạng thanh khoản kém. Nguyên nhân của điều này có thể đến từ những tin tức bất thường hoặc sự kiện trọng yếu của thị trường nội địa hoặc toàn cầu. Thêm vào đó, nếu nhu cầu tài sản giảm, tính thanh khoản của CFD có thể giảm theo. Khi điều này xảy ra, bạn có thể sẽ không thể thoát lệnh tại mức giá mình mong muốn.

Trượt giá là sự chênh lệch giữa mức giá mà bạn muốn thoát lệnh và mức giá mà giao dịch được thực hiện. Điều này diễn ra trong những thời điểm biến động mạnh hoặc thị trường thanh khoản kém. Trượt giá không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với thua lỗ. Đôi khi, nó có thể di chuyển theo hướng có lợi cho bạn. Rủi ro của trượt giá nằm ở việc nó diễn ra bất thường và là thứ nhà giao dịch không tính đến khi đưa ra quyết định giao dịch.

CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO DO THANH KHOẢN THẤP

Chỉ báo mức độ thanh khoản tốt nhất chính là spread hay mức chênh lệch giữa giá mua và bán. Khi spread thấp, bạn có thể yên tâm rằng tài sản đang có thanh khoản tốt. Bạn cần theo dõi thanh khoản của tài sản nếu đó không phải loại tài sản được thường xuyên giao dịch. Một ví dụ về kiểu tài sản như vậy là một cặp tiền ngoại lai như USD/TRY (Đô la Mỹ so với Lira Thổ Nhĩ Kỳ) hoặc EUR/HUD (Euro so với Forint Hungary). Cách tốt nhất để tránh rủi ro thanh khoản là giao dịch các công cụ tài chính phổ biến với một nhà môi giới CFD uy tín và được quản lý.

RỦI RO TỪ VIỆC NHÀ MÔI GIỚI DÙNG TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG

Một số nhà môi giới không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan quốc gia nào. Trong trường hợp đó, không gì có thể ngăn cản họ sử dụng tiền nạp của khách hàng. Trên thực tế, một số nhà môi giới sẽ chuyển toàn bộ vốn đầu tư của khách hàng tới một ngân hàng được sở hữu bởi nhà môi giới. Điều này nghĩa là không có sự khác biệt giữa tiền của nhà môi giới và tiền đầu tư của khách hàng. Những nhà môi giới này có thể sử dụng tiền của khách hàng theo cách họ muốn - để chi trả cho các chi phí, trả nợ, thoát khỏi tình trạng phá sản hoặc thậm chí để nhà môi giới tự giao dịch. Các nhà giao dịch được khuyến nghị nên giao dịch với nhà môi giới tách riêng tiền vốn của khách hàng.

CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TỪ VIỆC NHÀ MÔI GIỚI SỬ DỤNG TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG?

Bạn phải luôn luôn giao dịch với nhà môi giới được giám sát bởi một trong những cơ quan quản lý hàng đầu như FCA (Cơ quan quản lý tài chính Anh), CySEC (Ủy ban giao dịch và chứng khoán Síp) hay ASIC (Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc). Những cơ quan này buộc nhà môi giới phải đảm bảo việc tách riêng các tài khoản. Điều này nghĩa là nhà môi giới giữ tiền của họ trong một tài khoản ngân hàng hoàn toàn riêng biệt với tài khoản của khách hàng. Những nhà môi giới này không thể sử dụng tiền của khách hàng vào bất kỳ mục đích nào khác và đảm bảo khách hàng có thể dùng tiền của mình để giao dịch và chi trả ký quỹ cần thiết.

Các nhà môi giới được quản lý phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hoặc phải đối mặt với các án phạt nếu có hành vi vi phạm.

RỦI RO TỪ VIỆC LỆNH BỊ THỰC HIỆN CHẬM TRỄ

Việc kiếm tiền từ giao dịch CFD không chỉ phụ thuộc vào kiến thức và khả năng ra quyết định chính xác mà còn phụ thuộc vào việc lệnh có được thực thi nhanh chóng hay không. Vì các thị trường tài chính luôn chuyển động nhanh chóng, việc thực hiện lệnh chậm trễ đồng nghĩa với bạn bị lỡ mất cơ hội hoặc lệnh bị thực hiện ở mức giá kém hấp dẫn hơn.

CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TỪ VIỆC LỆNH BỊ THỰC HIỆN CHẬM TRỄ?

Bạn phải luôn giao dịch trên một nền tảng nhanh chóng và mạnh mẽ. Những nền tảng giao dịch phổ biến là MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5).

Bạn cũng cần đảm bảo rằng thiết bị và tốc độ kết nối mạng của mình đủ tốt. Lag máy tính hoặc trục trặc kết nối mạng đều dẫn đến lệnh bị thực hiện chậm trễ.

Nhà môi giới của bạn cần cung cấp điều kiện giao dịch tốt nhất, bao gồm thực hiện lệnh với độ trễ không đáng kể, spread thấp, trượt giá tối thiểu và báo giá tốt nhất có thể. Bạn hãy chọn nhà môi giới cung cấp khả năng thanh khoản cao và khớp lệnh tối ưu, nhanh chóng và chính xác.

Những biện pháp để khống chế rủi ro khi
giao dịch CFD là gì?

Chúng ta đã cùng thảo luận về những rủi ro tiềm tàng khi giao dịch CFD cùng với những phương pháp để hạn chế chúng. Sau đây là một số bước tổng quát hơn để giúp bạn giảm bớt rủi ro khi giao dịch CFD:

Tìm hiểu về tài sản

Bạn sẽ đưa ra quyết định giao dịch CFD chính xác hơn nếu bạn quen với việc giao dịch các tài sản. Bạn hãy tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá, đọc các đồ thị và phân tích cách các tài sản di chuyển trong quá khứ.

Luyện tập với tài khoản demo

Bạn hãy lựa chọn nhà môi giới cung cấp tài khoản demo miễn phí để giúp bạn thực hành giao dịch CFD mà không cần dùng tới tiền thực. Tài khoản demo mô phỏng giao dịch thực trong điều kiện thời gian thực. Nó cho phép bạn làm quen với nền tảng, lựa chọn CFD mà mình cảm thấy phù hợp và thử nghiệm các chiến thuật khác nhau. Sau khi bạn đã có đủ tự tin và hiểu về giao dịch CFD, bạn có thể bắt đầu giao dịch thực.

Hạn chế các vị thế mở qua đêm

Công việc của bạn không hề kết thúc sau khi đặt lệnh xong. Các diễn biến bất thường của thị trường có thể gây ra những biến động rất lớn đối với các lệnh của bạn. Vì vậy, bạn chỉ nên đặt số lượng lệnh đủ để mình có thể dễ dàng theo dõi. Với các vị thế mở qua đêm, các nhà giao dịch cũng nên lưu ý ảnh hưởng tiềm tàng của khoảng trống giá.

Sử dụng các lệnh dừng lỗ và giới hạn

Bạn sẽ không muốn các sự kiện hoặc các biến động thị trường bất thường khiến vị thế CFD của mình bị thua lỗ nghiêm trọng. Cách tốt nhất để hạn chế thua lỗ là có thói quen đặt các lệnh dừng lỗ và lệnh giới hạn đối với mỗi vị thế bạn mở.

Kết Luận

Giao dịch CFD mang đến rất nhiều cơ hội. Với việc hầu hết các nhà môi giới đều cung cấp các sản phẩm có sử dụng đòn bẩy, các nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ cả thị trường tăng và giảm. Tuy nhiên, đối với những người mới giao dịch CFD, điều quan trọng là phải luôn có phương án quản lý rủi ro trong chiến thuật giao dịch của mình.

Giá thường diễn biến rất nhanh trong giao dịch CFD. Do đó, bạn cần phải kiểm soát được cảm xúc của mình vì đây có thể là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Cả nỗi sợ và lòng tham đều có thể dẫn tới các quyết định sai lầm trong khi đó, khả năng tư duy và ra quyết định nhanh chóng là những lợi thế quan trọng. Các nhà giao dịch CFD cần phải kỷ luật, duy trì sự khách quan và bám sát chiến thuật giao dịch của mình.

Bắt Đầu Giao Dịch sau một vài phút

bullet Truy cập trên 10.000 công cụ tài chính
bullet Tự động mở & đóng vị thế
bullet Lịch sự kiện tin tức & kinh tế
bullet Chỉ báo & biểu đồ kỹ thuật
bullet Bao gồm nhiều công cụ hơn

Bằng việc cung cấp email của mình, bạn đồng ý với chính sách về quyền riêng tư của FP Markets và nhận các tài liệu marketing trong tương lai từ FP Markets. Bạn có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào.




Source - database | Page ID - 20494

Get instant Updates in Telegram