Kim Loại Nào Tốt Nhất
Để Đầu Tư?

Kim Loại Nào Tốt Nhất Để Đầu Tư?

Lịch sử giao dịch kim loại quý bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước. Vàng bắt đầu được khai thác cách đây gần 7000 năm, còn việc khai thác bạc đã bắt đầu từ 3000 năm trước Công Nguyên. Ngoài vai trò là phương tiện giao dịch, những kim loại quý này còn được coi là tài sản giữ được giá trị lâu dài đến hàng trăm năm và được sử dụng cho mục đích đầu tư vì giá trị nội tại của chúng không hề suy giảm theo thời gian.

Với sự phổ biến ngày càng rộng rãi, nhiều kim loại khác cũng trở thành lựa chọn đầu tư ưa thích bên cạnh vàng và bạc. Ngày nay, kim loại quý trở nên thông dụng cho cả mục đích đầu tư và giao dịch và là thành phần quan trọng của một danh mục đầu tư đa dạng. Kim loại quý là tài sản trú ẩn an toàn, và các nhà đầu tư và nhà giao dịch thường đua nhau mua chúng trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính và bất ổn địa chính trị.

Ngoài việc thực sự sở hữu kim loại quý, các nhà giao dịch và nhà đầu tư còn có nhiều cách khác để tiếp cận loại tài sản này. Những cách thức phổ biến nhất là CFD, ETF, quỹ tương hỗ và cổ phiếu của các công ty kim loại. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các kim loại quý và cách thức giao dịch hoặc đầu tư vào chúng.

Vì Sao Bạn Nên Đầu Tư Vào
Vào Kim loại Quý?

Có ba lý do chính để đầu tư vào kim loại quý:

Phòng Ngừa Rủi Ro: Kim loại quý là một công cụ quản lý rủi ro quan trọng, vì chúng được xem như biện pháp phòng ngừa các yếu tố thường khiến các tài sản khác giảm giá như suy thoái kinh tế, các thời kỳ thị trường biến động mạnh, bất ổn chính trị và áp lực địa chính trị.


Chống Lạm Phát: Kim loại quý có giá trị nội tại và không có rủi ro tín dụng, do đó chúng không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Trong khi giá trị của các loại tài sản khác, đặc biệt là tiền tệ, bị suy giảm theo lạm phát, thì kim loại quý không bị ảnh hưởng bởi điều này.

Đa Dạng Hóa Danh Mục: Nhu cầu kim loại quý luôn cao, kết hợp với nguồn cung hạn chế và ứng dụng ngày càng tăng của kim loại quý vào các ngành công nghiệp khiến chúng trở thành một hình thức đầu tư hấp dẫn. Nhu cầu cao và nguồn cung khan hiếm hoặc số lượng hạn chế khiến giá trị của kim loại quý tăng theo thời gian. Vì vậy, mặc dù giá của chúng biến động hàng giờ và hàng ngày nhưng về lâu dài, chúng thường duy trì xu hướng tăng. Giá của kim loại quý không tương quan trực tiếp với các loại tài sản chính khác, như cổ phiếu và trái phiếu, do đó nó được xem là một cách lý tưởng để đa dạng hóa danh mục đầu tư.

How Much to Invest
in Precious Metals?

Về cơ bản, câu hỏi đặt ra là: bao nhiêu phần trăm danh mục đầu tư của bạn nên được phân bổ cho các khoản đầu tư vào kim loại quý hoặc giao dịch kim loại quý? Dù hầu hết các chuyên gia khuyến nghị là 5%, câu trả lời thực sự phụ thuộc vào tình hình tài chính, tâm lý ham muốn rủi ro và mức độ rủi ro của các tài sản khác trong danh mục đầu tư của bạn. Nếu tình hình tài chính của bạn tốt và tâm lý ham muốn rủi ro cao, bạn có thể hạn chế tỷ lệ kim loại quý trong danh mục đầu tư của mình. Tình hình tài chính càng yếu và khả năng chấp nhận rủi ro càng hạn chế, bạn có thể nên tăng cường tỷ lệ kim loại quý trong danh mục đầu tư của mình.

Câu trả lời cũng phụ thuộc vào đơn vị tiền tệ của danh mục đầu tư của bạn. Nếu bạn đang nắm giữ tài sản bằng một đồng tiền ổn định thì tỷ lệ kim loại quý trong danh mục đầu tư của bạn có thể thấp hơn. Và ngược lại đối với các đồng tiền không ổn định.

Kim Loại Nào Tốt Nhất
Precious Metal to
Invest In?

Nếu như vàng và bạc luôn được yêu thích suốt nhiều thế kỷ, thì bạch kim và palladium đang thu hút nhiều quan tâm. Đầu tư vào các loại kim loại này mang lại những cơ hội khác nhau và đi kèm với những rủi ro riêng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các kim loại khác nhau.

Vàng

Ánh kim của vàng đã thu hút các nhà đầu tư hàng trăm năm. Nhu cầu vàng khá lớn do giá trị tâm lý và ứng dụng của nó trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, kim loại quý này cho đến nay vẫn được các nhà đầu tư cá nhân, nhà giao dịch và các chính phủ ưa thích nhất. Các đặc tính khiến vàng trở nên lý tưởng cho các ứng dụng công nghiệp là tính dễ uốn và khả năng chịu nhiệt cao. Vốn được sử dụng như một loại tiền tệ, vàng ngày càng được ưa chuộng trong các lĩnh vực điện tử, nha khoa và y tế. Được sử dụng chủ yếu để làm đồ trang trí, kim loại quý này có tính thanh khoản cao, tức là nó có thể dễ dàng đổi thành tiền. Ngoài nguồn cung từ nhà đầu tư và nhà giao dịch, kim loại này còn cấu thành một phần quan trọng trong dự trữ ngoại hối của một số quốc gia, được sử dụng để phòng ngừa lạm phát.

Bạc

Là một kim loại quý phổ biến khác, bạc là sản phẩm phụ của quá trình khai thác các kim loại khác như đồng, kẽm và chì. Kim loại quý này có độ dẫn điện và nhiệt cao nhất trong số các nguyên tố, với điện trở tiếp xúc thấp nhất, nên rất thích hợp cho các ứng dụng trong công nghiệp. Được yêu thích vì độ sáng và bóng, kim loại này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp để chế tạo các thành phần cho tấm pin mặt trời, điện thoại, máy tính và một số thiết bị điện tử khác. Bạc cũng được sử dụng để sản xuất pin, các ứng dụng siêu dẫn và vi mạch. Kim loại quý này cũng được sử dụng để làm đồ trang sức và các đồ trang trí khác, thường được gọi là vàng của người nghèo. Bạc là một lựa chọn phổ biến của các nhà giao dịch mới bắt đầu vì rẻ hơn vàng. Nó cũng được các nhà giao dịch có kinh nghiệm ưa thích, vì nó cũng là giải pháp phòng ngừa rủi ro lạm phát, và thị trường bạc biến động nhiều hơn thị trường vàng nên mang lại nhiều cơ hội giao dịch hấp dẫn hơn.

Bạch kim

Được giao dịch rộng rãi trên toàn thế giới nhưng nguồn Platinum (Bạch kim) rất hạn chế, khiến nó trở thành kim loại quý nhất. Mức độ chống ăn mòn cao khiến nó phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp. Bạch kim được sử dụng rộng rãi để làm đồ trang sức, chất xúc tác cho công nghiệp lọc hóa dầu. Giá thị trường của kim loại này chủ yếu được quyết định bởi nhu cầu sử dụng bộ chuyển đổi xúc tác của ngành ô tô. Chủ yếu được tìm thấy ở Nam Phi và Nga, bạch kim được chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư, vì giá bạch kim thường tăng khi thị trường ít biến động.

Palladium

Kim loại màu bạc sáng này lại được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điện tử và công nghiệp. Là một kim loại quý hiếm được tìm thấy chủ yếu ở các mỏ tại Mỹ, Nga và Nam Phi, palladium cũng được sử dụng trong ngành năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu, nha khoa, y học, đồ trang sức và xử lý nước ngầm. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất ô tô cũng bắt đầu sử dụng kim loại này cho các bộ chuyển đổi xúc tác vì nó là chất xúc tác tuyệt vời để tăng tốc các phản ứng hóa học. Với độ bền và cứng cao hơn bạch kim, nhiều ứng dụng hơn tiếp tục được tìm thấy cho kim loại dễ uốn này. Palladium đến nay vẫn chưa phải là một lựa chọn đầu tư phổ biến.

Đồng

Ban đầu được đưa vào nhóm kim loại thường, đồng ngày nay được coi là một kim loại quý phần lớn vì nó đang trở nên khan hiếm. Nhu cầu tăng cao đối với đồng, một trong những kim loại dẫn điện tốt nhất, trong các ứng dụng công nghiệp, sản xuất và trang trí đã tạo nên sự thiếu hụt nguồn cung. Mặc dù không phổ biến như vàng thỏi, bạc thỏi, xu vàng và xu bạc, nhưng xu đồng và thỏi đồng vẫn đi vào danh mục của các nhà đầu tư sáng suốt.

Các Kim Loại
Quý Khác

Ruthenium, rhodium, iridium và osmium được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp vì độ cứng và độ bền của chúng. Nhưng những kim loại quý này không được sử dụng cho mục đích đầu tư.

Làm Thế Nào Để Đầu Tư
Vào Kim loại Quý?

Bạn có thể đầu tư vào kim loại quý theo những cách sau:

Mua Kim Loại Thực

Khi dự định đầu tư vào kim loại quý, nhiều người sẽ cân nhắc mua vàng hoặc bạc thật, chủ yếu ở dạng thỏi và xu. Một số thậm chí còn chọn tiền cổ. Tuy nhiên, những khoản đầu tư như vậy chủ yếu được quyết định bởi tâm lý, như một biểu tượng của sự giàu có và an toàn tài chính, hơn là do động cơ kiếm tiền. Mua kim loại quý đi kèm với sự phức tạp của việc lưu trữ an toàn các kim loại này. Để tránh những rủi ro liên quan đến việc lưu trữ kim loại quý, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua ETF (Quỹ giao dịch hoán đổi) hoặc các công cụ phái sinh như hợp đồng chênh lệch (CFD).

Cổ Phiếu Của Các Công Ty Kim Loại

Một cách khác để tiếp cận kim loại quý là thông qua các cổ phiếu khai khoáng, tức là các công ty tham gia khai thác và sản xuất những kim loại này. Giá cổ phiếu các công ty này có tương quan với giá kim loại, bên cạnh các yếu tố riêng của từng công ty như đội ngũ quản lý, bảng cân đối, kết quả hoạt động, và triển vọng tương lai của công ty.

Quỹ Giao Dịch Hoán Đổi Hay ETF

Đầu tư vào quỹ ETF đồng nghĩa với việc sở hữu một lượng nhỏ kim loại. Điều này có nghĩa là giá ETF có tương quan trực tiếp với giá kim loại. Dù thực sự có quyền sở hữu đối với kim loại quý, nhà đầu tư trong quỹ ETF không được chiếm hữu tài sản vật chất của quỹ. Quyền sở hữu thuộc về tổ chức tài chính điều hành quỹ và nhà đầu tư phải phụ thuộc vào việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan của tổ chức đó. Một số ETF cũng quan tâm đến các mỏ hay nhà máy luyện kim loại quý. Giá các ETF này có thể biến động song song với giá trị của kim loại liên quan, nhưng chỉ ở mức độ hạn chế.

Một ETF được giao dịch giống như một cổ phiếu và có nhiều biến động trong một ngày giao dịch. Vì ETF được mua bán trong ngày nên nó có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với các quỹ tương hỗ.

Hợp Đồng Chênh Lệch

Hợp đồng Chênh lệch, hay CFD, là một công cụ phái sinh cho phép các nhà giao dịch đầu cơ trên sự tăng và giảm giá của hầu hết các công cụ đầu tư biến động nhanh như hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu, chỉ số và kim loại quý. Khi giao dịch CFD, các nhà giao dịch không thực sự mua hoặc bán kim loại cơ sở. Thay vào đó, CFD đại diện cho một hợp đồng giữa một nhà giao dịch và một bên trung gian, thường là một nhà môi giới.

How Do CFDs
Work in Precious
Metals Trading?

Giá của CFD dựa trên giá của tài sản cơ sở, trong trường hợp này là kim loại quý như vàng hay bạc. Tuy nhiên, thay cho giá tuyệt đối của kim loại quý, sản phẩm phái sinh này chỉ dựa trên chênh lệch giá hay chênh lệch giữa điểm vào và thoát lệnh giao dịch. Vì vậy, các nhà giao dịch sẽ có lời hoặc lỗ dựa trên chênh lệch giữa giá hiện tại và báo giá ban đầu của kim loại quý, tùy vào thị trường có diễn biến theo hướng có lợi cho họ không.

Một nhà giao dịch tham gia vào một hợp đồng chênh lệch như vậy dựa trên suy đoán của họ về việc giá của tài sản cơ sở sẽ tăng hay giảm. Nếu nhà giao dịch kỳ vọng giá tăng, họ sẽ mua các hợp đồng CFD tương ứng, còn nếu kỳ vọng giá giảm, họ sẽ bán các hợp đồng CFD đó. Nếu dự đoán đúng, nhà giao dịch sẽ kiếm được lợi nhuận từ giao dịch, ngay cả khi giá kim loại quý giảm.

Việc CFD cung cấp cơ hội giao dịch ngay cả khi thị trường đi xuống là một trong những lý do chính khiến chúng trở nên phổ biến.

Some of the Most
Important Terms in
Trading Precious
Metal CFDs

Mua (Long)

Khi một nhà giao dịch mở một vị thế mua cho một CFD với kỳ vọng giá tài sản cơ sở sẽ tăng, việc này gọi là mua.

Bán Khống (Short)

Khi một nhà giao dịch mở một vị thế bán với kỳ vọng giá tài sản cơ sở sẽ giảm, việc này được gọi là bán khống.

Ký Quỹ

Đây là số tiền ban đầu mà nhà giao dịch cần phải nạp vào tài khoản của họ để mở một vị thế hoặc tham gia giao dịch CFD. Số tiền ký quỹ này thường bằng một tỷ lệ phần trăm nhỏ trên toàn bộ giá trị của tài sản cơ sở.

Spread

Đây là chênh lệch giữa giá chào bán và giá chào mua tài sản cơ sở của CFD. Spread là chi phí giao dịch mà nhà giao dịch phải trả và được khấu trừ từ toàn bộ lợi nhuận kiếm được hoặc cộng vào toàn bộ khoản lỗ phát sinh. Do đó, spread thấp thì chi phí giao dịch của nhà giao dịch càng thấp.

Giao Dịch Đòn Bẩy

Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất bạn cần hiểu khi giao dịch CFD. Đòn bẩy là tỷ lệ giữa giá trị của một vị thế với số tiền cần có để mở vị thế. CFD là một công cụ tài chính có đòn bẩy, nghĩa là các nhà giao dịch có thể đầu tư vào tài sản cơ sở mà không cần phải bỏ ra toàn bộ số tiền bằng giá trị tài sản. Mặc dù điều này cho phép bạn gia tăng lợi nhuận, nhưng bạn vẫn nên sử dụng đòn bẩy thận trọng, vì mức lỗ của bạn cũng sẽ cao hơn trong trường hợp thị trường đi ngược lại dự đoán của bạn.

What are the
Benefits of Trading
Kim loại quý
via CFDs?

Một ưu điểm chính của giao dịch CFD là nó mang lại cơ hội giao dịch khi thị trường đi lên cũng như đi xuống. Điều này có nghĩa là một nhà đầu tư có thể tìm thấy cơ hội giao dịch ngay cả khi giá kim loại quý đang đi xuống. Một số ưu điểm chính của giao dịch kim loại quý bằng CFD bao gồm:

Không Cần Mua Kim Loại Quý Thực

Mua vàng hoặc bạc thường đi kèm nhiều vấn đề phức tạp. Ngoài ra, việc mua những kim loại này thường có các chi phí đi kèm. Giả sử giá vàng là $2,000/ounce. Điều này có nghĩa là bạn cần ít nhất $2,000 chỉ để mua một ounce vàng. Khi giao dịch CFD vàng, khoản đầu tư của bạn chỉ giới hạn trong mức chênh lệch giữa giá hiện tại của kim loại quý và báo giá ban đầu.

Tiết Kiệm Chi Phí

Bạn có thể chọn một nhà môi giới CFD tính hoa hồng và phí cực thấp để giao dịch CFD kim loại quý. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo là nhà môi giới minh bạch về các khoản phí và hoa hồng.

Nền Tảng Giao Dịch Hiện Đại

Giao dịch CFD sẽ đơn giản hơn nếu bạn có nền tảng giao dịch dễ sử dụng, đồng thời nền tảng cũng cần đủ hiện đại để cung cấp phân tích kỹ thuật, back-test và các công cụ khác để đảm bảo giao dịch an toàn và nhanh chóng. MetaTrader 4 là nền tảng giao dịch CFD phổ biến nhất thế giới. Bạn có thể tải MetaTrader 4 miễn phí.

Đòn Bẩy Cao

Giao dịch CFD là giao dịch có đòn bẩy, nghĩa là nó cho phép các nhà đầu tư tiếp cận vị thế lớn mà không cần bỏ ra toàn bộ chi phí ngay từ đầu. Tỷ lệ đòn bẩy do các nhà môi giới cung cấp có thể từ 50:1 đến 500:1 trên tài khoản FP Markets PRO.

Do đó, với đòn bẩy, một nhà giao dịch chỉ cần bỏ ra số tiền bằng một phần nhỏ so với giá kim loại quý. Bạn cần ghi nhớ một điều. Lợi nhuận và lỗ được tính trên toàn bộ khối lượng vị thế. Điều này có nghĩa là lợi nhuận và lỗ sẽ lớn hơn nhiều so với số tiền nhà đầu tư bỏ ra ban đầu. Do đó lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể khi dùng các sản phẩm có đòn bẩy như CFD nếu thị trường đi theo hướng bạn mong muốn, và mức lỗ cũng có thể cao hơn trong trường hợp giá kim loại biến động ngược lại với kỳ vọng của nhà giao dịch.

Khi đầu tư vào kim loại quý bằng CFD, bạn chỉ cần ký quỹ một phần nhỏ so với tổng giá trị vị thế. Họ có thể yêu cầu bạn nạp thêm tiền để duy trì mức ký quỹ trong trường hợp giao dịch của bạn đang biến động theo hướng không có lợi cho bạn và số tiền ký quỹ của bạn sắp hết. Khi giao dịch các sản phẩm đòn bẩy như CFD, bạn nên giao dịch với một nhà môi giới được quản lý và bạn cũng cần có kiến thức về các kỹ thuật quản lý rủi ro.

Phòng ngừa rủi ro lỗ khi giao dịch một hàng hóa hoặc công cụ khác: Đầu tư vào CFD kim loại cũng cho phép một nhà giao dịch phòng ngừa các khoản lỗ tiềm ẩn khi giao dịch một loại hàng hóa hoặc cổ phiếu khác. Ví dụ: nếu bạn tin rằng các vị thế cổ phiếu của mình có thể đi xuống do một số tin tức tiêu cực, bạn có thể bù một phần rủi ro bằng cách mua CFD kim loại.

Cách Để Bắt Đầu
Trading Precious
Metal CFDs?

Kiến thức về kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến giá của chúng và một số mẹo phân tích kỹ thuật sẽ rất hữu ích cho việc giao dịch CFD kim loại. Một nhà môi giới uy tín sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, tài liệu hướng dẫn và tài khoản demo để giúp bạn bắt nhịp với giao dịch CFD kim loại.

Dưới đây là các bước trong giao dịch kim loại quý:

Tìm Một Nhà Môi Giới Tốt

Vì nhà môi giới sẽ là trung gian cho phép bạn giao dịch các kim loại quý mà bạn chọn, nên cần phải lựa chọn nhà môi giới thật cẩn thận. Để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc:

  • Được quy định: Hãy đảm bảo rằng nhà môi giới bạn chọn được cấp phép và giám sát bởi một cơ quan quản lý uy tín, như Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC). Một nhà môi giới được quản lý sẽ tuân thủ các yêu cầu về vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán với nhà đầu tư đồng thời tuân theo lịch trình kiểm toán độc lập để luôn tuân thủ các quy định trong hoạt động môi giới.

  • Tách biệt vốn khách hàng: Hãy đảm bảo rằng nhà môi giới giữ vốn của các nhà giao dịch cá nhân riêng biệt với vốn của nhà môi giới, và tiền được giữ an toàn tại các ngân hàng hàng đầu.

  • Thanh khoản: Chọn một nhà môi giới cung cấp thanh khoản cao và đa tài sản nhờ có quan hệ đối tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính hàng đầu.

  • Đòn bẩy: Chọn một nhà môi giới cung cấp đòn bẩy linh hoạt. Mặc dù bạn thường sẽ giao dịch với đòn bẩy thấp hơn, nhưng bạn có thể để ngỏ khả năng tăng đòn bẩy trên một số giao dịch nhất định.

  • Nền tảng: Chọn một nhà môi giới cung cấp các công cụ và hỗ trợ cho MetaTrader 4 hoặc MetaTrader 5. Đây là những nền tảng nhanh, thân thiện với người dùng và ổn định được tin dùng trên khắp thế giới.

  • Các yếu tố khác: Một số khía cạnh khác cần xem xét bao gồm trượt giá, spread, hoa hồng và các khoản phí khác, khả năng nạp và rút tiền dễ dàng từ tài khoản của bạn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng đẳng cấp.

Mở Tài Khoản Demo

Trước khi tham gia giao dịch CFD kim loại quý, bạn nên thực hành giao dịch bằng cách sử dụng tài khoản demo mô phỏng giao dịch thực. Dù tài khoản cung cấp các điều kiện giao dịch theo thời gian thực, các vị thế lại được mở bằng tiền ảo và nhà giao dịch sẽ không kiếm được lãi thật và cũng không mất tiền thật. Tài khoản demo có thể giúp bạn làm quen với nền tảng và có được kinh nghiệm thực tế trong giao dịch CFD.

Chọn Công Cụ Tài Chính Mà Bạn Muốn Giao Dịch

Khi bạn đã mở tài khoản với một công ty môi giới có uy tín, hãy kiểm tra các công cụ tài chính bạn có thể giao dịch.

Chọn Đơn Vị Tiền Tệ

Bạn có thể giao dịch vàng hoặc bạc bằng đô la Mỹ, đô la Úc hoặc tiền tệ khác. Chọn một đơn vị tiền tệ phù hợp với hồ sơ đầu tư của bạn.

Thực Hiện Các Nghiên Cứu Và Phân Tích Cần Thiết Về Thị Trường

Trước khi bắt đầu thực sự giao dịch CFD kim loại, bạn nên làm quen với các yếu tố gây ảnh hưởng lên thị trường kim loại và cập nhật tin tức cũng như những diễn biến mới nhất.

Bắt Đầu Giao Dịch Bằng Cách:

  • Mở một vị thế mua nếu bạn kỳ vọng thị trường sẽ đi lên hoặc vị thế bán hay bán khống nếu bạn kỳ vọng giá sẽ giảm.

  • Chọn kích thước lot dựa vào mục tiêu tài chính, đòn bẩy bạn muốn sử dụng và ngân sách của bạn.

  • Sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như lệnh cắt lỗ và lệnh giới hạn.

Giao Dịch Kim Loại Quý Có Rủi Ro Không?

Giống như tất cả các khoản đầu tư khác, giao dịch kim loại quý có một mức độ rủi ro nhất định. Dù chúng cung cấp khả năng phòng ngừa đối với sự sụp đổ kinh tế và những biến động chính trị, nhà giao dịch sẽ luôn phải đối mặt với rủi ro đưa ra quyết định sai lầm. Với kiến thức về giao dịch kim loại quý và kỷ luật trong việc sử dụng các công cụ quản lý rủi ro, nhà giao dịch có thể giảm thiểu rủi ro mà họ phải chịu.

Precious metals are among the preferred choice of experienced traders for portfolio diversification. This is especially true for precious metals like gold and silver.

Bắt Đầu Giao Dịch sau một vài phút

bullet Truy cập trên 10.000 công cụ tài chính
bullet Tự động mở & đóng vị thế
bullet Lịch sự kiện tin tức & kinh tế
bullet Chỉ báo & biểu đồ kỹ thuật
bullet Bao gồm nhiều công cụ hơn

Bằng việc cung cấp email của mình, bạn đồng ý với chính sách về quyền riêng tư của FP Markets và nhận các tài liệu marketing trong tương lai từ FP Markets. Bạn có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào.




Source - database | Page ID - 21046

Get instant Updates in Telegram